Hà Tĩnh: Dự án đê hơn 180 tỷ “tắc nghẽn” vì vướng mặt bằng

Do vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng khiến Dự án xử lý cấp bách đê Tả Nghèn có tổng mức đầu tư 182 tỷ đồng ở Hà Tĩnh bị “tắc nghẽn”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Dự án xử lý cấp bách đê Tả Nghèn (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) có chiều dài hơn 10km, được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 9.2021. Dự án do UBND huyện Lộc Hà làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 180 tỷ đồng.

Đây là công trình tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường, kết hợp làm đường giao thông. Quan trọng hơn, mục tiêu của dự án là ứng phó thiên tai, bão lũ, ngăn mặn và bảo vệ trực tiếp tính mạng, tài sản của hàng nghìn hộ dân các xã: Ích Hậu, Thạch Kim và thị trấn Lộc Hà của huyện Lộc Hà. Dự án được triển khai từ cuối năm 2022, dự kiến tháng 4.2024 sẽ hoàn thành, bàn giao. Tuy nhiên, hiện nay, dự án đang bị “tắc nghẽn” do vướng mặt bằng.

Dự án đê hơn 180 tỷ “tắc nghẽn” vì vướng mặt bằng -0
Dự án đê hơn 180 tỷ đồng tắc nghẽn vì vướng mặt bằng

Cụ thể, hiện nay chừng 700m đoạn qua thị trấn Lộc Hà chưa thể tiếp tục triển khai do vướng giải phóng mặt bằng của các hộ nuôi tôm. Các hộ đồng tình với việc thu hồi đất để triển khai dự án, song bày tỏ mong muốn được hỗ trợ tài sản trên đất.

Ghi nhận của phóng viên, tại dự án này hiện không còn máy móc, hay nhân công. Đơn vị thi công đã dùng gỗ cây, và một số vật liệu xây dựng, bảng biển để cảnh báo người dân cũng như người tham gia giao thông về tuyến đê chưa thể lưu thông.

“Còn khoảng 700m của dự án chưa được thi công, do vướng mặt bằng. Gần một năm nay, nhà thầu đã ngừng thi công. Chúng tôi hy vọng dự án sẽ sớm được triển khai trở lại và hoàn thành trước mùa mưa bão để phát huy công năng như mục tiêu ban đầu của nó”, anh Nguyễn Trọng Tùng, trú tại thị trấn Lộc Hà chia sẻ.

Dự án đê hơn 180 tỷ “tắc nghẽn” vì vướng mặt bằng -0
Hiện dự án đang vướng 700m đất của các hộ dân nuôi tôm chưa thể giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo UBND thị trấn Lộc Hà cho biết, hiện nay các đơn vị liên quan đang tìm phương án xử lý đối với các hộ dân có diện tích nuôi tôm nằm trong phạm vi của dự án.

“Dự án đã bị chậm tiến độ và đã phải gia hạn thêm thời gian thi công. Nguyên nhân là do vướng mặt bằng của các hộ nuôi tôm. Đất này trước đây các hộ dân thuê để nuôi tôm, nhưng nay đã hết hợp đồng thuê đất rồi. Hiện nay, xã cũng như huyện đang có văn bản xin UBND tỉnh chủ trương, cơ chế để hỗ trợ một phần cho các hộ dân”, một lãnh đạo UBND thị trấn Lộc Hà cho biết.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà cho biết, tuyến đê hiện còn 700m chưa thể thi công do gặp vướng mắc về mặt bằng của 4 hộ nuôi trồng thủy sản trong đê.

Dự án đê hơn 180 tỷ “tắc nghẽn” vì vướng mặt bằng -0
Dự án đê hơn 180 tỷ “tắc nghẽn” vì vướng mặt bằng -1
Đơn vị thi công dùng cành cây, biển bảng để cảnh báo người dân không được đi lại vì dự án chưa triển khai xong

“Các hộ đồng tình với việc thu hồi đất để triển khai dự án nhưng mong muốn được hỗ trợ tài sản đã đầu tư trên đất. Lãnh đạo tỉnh và sở, ngành đã về kiểm tra, họp bàn nhiều lần song chưa có phương án xử lý dứt điểm do chưa có quy định hay chính sách hỗ trợ phù hợp với các hộ dân”, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Lộc Hà cho biết.

Hiện nay để giải quyết vấn đề vướng mắc mặt bằng, huyện  Lộc Hà cũng đã có đề nghị các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cho phép địa phương áp dụng hỗ trợ tài sản trên đất của các hộ ảnh hưởng trong phạm vi GPMB để sớm có mặt bằng, bàn giao cho dự án tiếp tục thi công, hoàn thành.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.