Hà Tĩnh: Cần bảo đảm quyền lợi cho người dân trong việc đền bù dự án cao tốc

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quang Lộc (Can Lộc Hà Tĩnh) đã lấy toàn bộ phần đường và một phần diện tích đất khiến gia đình ông Nguyễn Bá Sỹ rơi vào cảnh không còn đường đi. Việc này đã làm đảo lộn cuộc sống khiến gia đình ông bức xúc phải gửi đơn đến các cơ quan chức năng cầu cứu.

Mới đây, ông Nguyễn Bá Sỹ (SN 1955, trú tại thôn Thượng Lội, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã gửi đơn đến các cấp, ngành để mong các cơ quan chức năng vào cuộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho gia đình trong quá trình đến bù dự án cao tốc. Ông Sỹ có anh trai Nguyễn Bá Văn là liệt sĩ. Hiện gia đình ông Sỹ đang thờ tự hương khói cho liệt sĩ Nguyễn Bá Văn.

Ông Sỹ cho biết, gia đình ông có một thửa đất ở thôn Thượng Lội đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 1.270m2, trong đó có 200m2 đất ở.

Giữa năm 2023, Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) cao tốc Bắc - Nam huyện Can Lộc đã tiến hành đo đạc, xác định chỉ giới phần diện tích phải giải tỏa để bàn giao mặt bằng cho dự án cao tốc Bắc – Nam. Theo đó, gia đình ông Sỹ bị lấy hết phần đường đi phía trước của gia đình và 52m2 đất ở.

Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân trong việc đền bù dự án cao tốc -0
Do chưa thống nhất được phương án đền bù, gia đình ông Sỹ chưa đồng ý ban giao một số tài sản cho chủ đầu tư

“Họ lấy hết phần đường đi và một phần đất của gia đình, điều này khiến gia đình chúng tôi không còn đường đi lại. Sau khi chúng tôi gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng thì phía chủ đầu tư của dự án mới cho thiết kế mở thêm một con đường. Theo họ nói là thiết kế mặt đường 5m, phần đổ bê tông là 3,5m để gia đình chúng tôi có đường đi lại”, ông Sỹ cho biết.

Tuy nhiên, theo gia đình ông Sỹ việc mở con đường làm lối đi cho gia đình chỉ là tình thế tạm thời. Việc nhà ở sát cao tốc, phía sau là núi cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình về sau.

“Họ thiết kế làm đường nhưng phía trong không có mương thoát nước. Phía trước cao tốc cao hơn đất của gia đình đến hơn 4m, còn phía sau thì đồi núi nên khi mùa mưa đến chúng tôi rất lo lắng bị ngập, không có lối thoát, cũng như có thể bị sạt lở đất. Hơn nữa, gia đình đang thờ tự chú của chúng tôi, liệt sĩ Nguyễn Bá Văn nhưng ở sát cao tốc ồn ào, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Chúng tôi kiến nghị các cấp, các ngành cần có phương án để đảm bảo quyền lợi cho gia đình”, anh Nguyễn Bá Nguyên, con trai của ông Nguyễn Bá Sỹ lo lắng.

Ông Thân Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Quang Lộc cho biết, trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cao tốc có Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện, còn địa phương chủ yếu là phối hợp.

Cần đảm bảo quyền lợi cho người dân trong việc đền bù dự án cao tốc -0
Dự án cao tốc lấy hết phần đường và vào sát nhà, khiến gia đình ông Sỹ không còn đường đi. Phần cao tốc lấy từ phần chỉ đỏ sang bên phải của ảnh

“Đối với gia đình ông Sỹ thì có yêu cầu một số nội dung như mở đường đi, hoặc phương án tái định cư. Vừa rồi các đơn vị liên quan đã tiến hành nhiều cuộc làm việc. Trước đây, trong thiết kế của dự án không có đường. Sau khi dân có ý kiến, sau đó xã, huyện kiến nghị lên Ban quản lý Dự án Thăng Long (chủ đầu tư) thì họ có bản cam kết mở một con đường cho gia đình với thiết kế mặt đường 5m, đổ bê tông 3,5m. Tuy nhiên đường lại không có mương thoát nước ở phía trong dân, cái này các cơ quan chức năng đang tiếp tục kiến nghị đề xuất với chủ đầu tư”, ông Thân Văn Nam cho biết.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Quang Lộc, ông Nguyễn Bá Sỹ đang thờ tự hương khói cho anh trai liệt sĩ Nguyễn Bá Văn. Do lo sợ ảnh hưởng của dự án cao tốc nên gia đình có nguyện vọng được tái định cư.

“Do ở sát cao tốc nên gia đình mong muốn được tái định. Sau khi nắm bắt được thông tin tôi đã có ý kiến với đại diện Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện nghiên cứu, xem xét giải quyết kiến nghị của gia đình theo quy định”, ông Nam cho biết.

Xã hội

VietABank trao 10 ti vi cho các trường học và 16 suất học bổng cho học sinh tại huyện Thủy Nguyên
Đời sống

VietABank chung tay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau bão Yagi

Trước những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, VietABank đã chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp từ giảm lãi suất cho đến các hoạt động an sinh xã hội nhằm chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, phục hồi và phát triển sau bão.

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024
Đời sống

Sắp diễn ra chuỗi sự kiện Chương trình tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024

Ngày 4.10, theo thông tin từ Ban tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024, trong 2 ngày, 13 - 14.10, tại Thủ đô Hà Nội, nhân kỷ niệm 94 Năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930 – 14.10.2024), chuỗi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024 với nhiều sự kiện nổi bật sẽ chính thức diễn ra.

Phát huy sức mạnh toàn dân trong phòng cháy, chữa cháy
Xã hội

Phát huy sức mạnh toàn dân trong phòng cháy, chữa cháy

Trực tiếp cứu chữa hàng trăm vụ cháy, vụ tai nạn trên địa bàn thành phố Hà Nội, tham gia chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy đó là những chiến công tiêu biểu của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an TP. Hà Nội. 

Hội đồng PBGDPL tỉnh kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024.
Đời sống

Tiền Giang: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực hiện Kế hoạch số 210/KH-HĐPH ngày 4.6.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang đã tiến hành kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở tại Sở Thông tin và Truyền thông; huyện Cái Bè (cùng 3 xã Tân Hưng, Mỹ Lợi B, Đông Hòa Hiệp); thành phố Gò Công (cùng 4 đơn vị cấp xã Bình Đông, Bình Xuân, Long Hòa, Long Thuận) và UBND xã Thành Công thuộc huyện Gò Công Tây.

Hà Nội: Quản lý chặt chẽ đấu giá quyền sử dụng đất, tránh tình trạng 'sốt đất ảo'
Xã hội

Hà Nội: Quản lý chặt chẽ đấu giá quyền sử dụng đất, tránh tình trạng 'sốt đất ảo'

Tại cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV vừa qua, nhiều cử tri cho rằng, tại nhiều dự án đấu giá đất hiện nay, có tình trạng đẩy giá đất lên cao để trục lợi; do đó cần có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng “sốt đất ảo”.

Tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người
Xã hội

Tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người

Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam vừa triển khai dự án hợp tác 2 năm nhằm nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người ở khu vực biên giới cửa khẩu và trên biển của Việt Nam.

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại hộ gia đình
Xã hội

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại hộ gia đình

Với mục tiêu giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn và các tai nạn về điện trong nhân dân, qua đó bảo đảm cho lưới điện vận hành an toàn, ổn định và liên tục, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân có thêm thông tin, kiến thức cần thiết, tránh xảy ra sự cố cháy nổ, tai nạn trong sử dụng điện.

Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Sa Đéc tuyên truyền công tác tuyển sinh.
Đời sống

Cách làm hay, mô hình hiệu quả trong thực hiện Đề án 1371

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2024” (Đề án 1371), thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân; ổn định an ninh, trật tự địa phương.

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Môi trường

Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 2.10 vừa qua tại TP. Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo Quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024, với chủ đề “Thực trạng độ phì nhiêu đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa”.

Công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030
Đời sống

Công bố Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Trong đó, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng có thu nhập tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

Bình Điền đồng hành cùng “Hội đua bò Bảy Núi” tỉnh An Giang
Xã hội

Bình Điền đồng hành cùng “Hội đua bò Bảy Núi” tỉnh An Giang

Với tinh thần phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hân hạnh trở thành nhà tài trợ chính cho “Hội đua bò Bảy Núi” tranh cúp Truyền hình An Giang (ATV) lần thứ 29 năm 2024 vừa diễn ra vào ngày 29.9 vừa qua tại sân đua bò xã Vĩnh Trung, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Bình Điền đồng hành cùng sự kiện đặc biệt này, một điểm nhấn ấn tượng trong chuỗi các hoạt động văn hóa - thể thao tại tỉnh An Giang.

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Giao thông

Nâng cấp, cải tạo, mở rộng Quốc lộ 55 nối với cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Quốc lộ 55 có 1,6km từ Quốc lộ 1A vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mặt đường chỉ rộng 6m, chưa đáp ứng lưu lượng các phương tiện lưu thông ngày một tăng cao. UBND tỉnh Bình Thuận vừa tổng hợp kiến nghị của cử tri sau Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV thuộc thẩm quyền của tỉnh Bình Thuận về việc cải tạo, nâng cấp và mở rộng tuyến quốc lộ này.