Bạn đọc viết:

Hà Nội: Trường học thu, chi tiền học thêm như thế nào cho đúng?

Các trường học nên hiểu đúng Quyết định 22 của UBND thành phố Hà Nội ban hành năm 2013 để thực hiện. Các nhà trường nên công khai việc tổ chức dạy thêm, học thêm (cả trong và ngoài nhà trường) về mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm và danh sách giáo viên dạy thêm theo môn học để học sinh có nguyện vọng học thêm tự nguyện đăng ký.

Ngày 25 tháng 6 năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 22/2013/QĐ-UBND về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tại khoản b, Điều 12 “Thu, sử dụng và quản lý tiền dạy thêm, học thêm”: Mức thu tiền học thêm do thoả thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, cụ thể như sau:

8.png
Mức thu học thêm tối đa theo quy định tại Hà Nội

Ngay dưới bảng thống kê số học sinh và mức thu tương ứng có dòng chữ “Mức thu tiền học thêm tối đa hàng năm theo tỷ lệ với mức lương tối thiểu tại cùng thời điểm”.

Như vậy điều khoản này được hiểu như sau: Mức thu trong bảng thống kê trên được ban hành và áp dụng từ thời điểm tháng 6.2013 tương ứng với mức lương cơ sở là 1.050.000 đồng. Tuy nhiên, đến nay mức lương cơ sở đã qua 7 lần điều chỉnh - mức lương cơ sở hiện tại 2.340.000 đồng, tăng gần 2,3 lần so với năm 2013.

Chia sẻ thêm về vấn đề này một thầy giáo có tham gia dạy bên ngoài nhà trường nhiều năm cho biết, thực tế hiện nay học sinh đi học thêm ở bên ngoài phải từ 150.000 – 300.000 đồng/1 ca học (khoảng 2 giờ), còn trước đó (năm 2013) thì học sinh học bên ngoài đóng tầm 70.000 – 80.000 đồng/1 ca học (khoảng 2 giờ).

Do vậy, những người làm chính sách giáo dục và các nhà trường nên nghiên cứu, hướng dẫn và xây dựng việc thu tiền dạy thêm tại thời điểm hiện tại sao cho đúng và phù hợp với thực tế. Cũng có lẽ chính vì đã có dòng chữ hướng dẫn “Mức thu tiền học thêm tối đa hàng năm theo tỷ lệ với mức lương tối thiểu tại cùng thời điểm” rất rõ này mà quyết định trên ban hành hơn 11 năm nay không cần phải sửa đổi.

Một điểm nữa là tỷ lệ chi (tại điểm c điều 12: 70% số tiền học thêm nhà trường thu về sẽ dùng để chi trả chi thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy, 15% chi công tác quản lý dạy thêm học thêm của nhà trường và 15% hỗ trợ chi tiền điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay các nhà trường còn phải đóng 2% thuế theo quy định.

Giáo viên dạy thêm không được trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua hội đồng giáo dục trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị.

Rất mong, Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT tới đây lưu ý thêm các vấn đề này để Thông tư được sát hơn thực tế và có hiệu quả khi áp dụng.

Đặc biệt thông tư nên yêu cầu các nhà trường nên công khai việc tổ chức dạy thêm, học thêm (cả trong và ngoài nhà trường) về mục tiêu, nội dung, thời lượng, mức thu tiền học thêm và danh sách giáo viên dạy thêm theo môn học để học sinh có nguyện vọng học thêm tự nguyện đăng ký.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.