Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chợ

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Nhiều tín hiệu tích cực

Hiện nay, hệ thống phân phối thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội khá đa dạng. Trên địa bàn thành phố hiện có 29 trung tâm thương mại, 112 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 453 chợ với khoảng 18.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm... Trong đó, hệ thống chợ là kênh phân phối, cung ứng khoảng 60% nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

TP. Hà Nội có 2 chợ đầu mối là Minh Khai và phía Nam cùng 3 chợ có tính chất đầu mối gồm chợ Long Biên (quận Ba Đình), chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai), chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín). Các chợ đầu mối này kinh doanh một lượng lớn nông sản, thực phẩm.

cho-dau-moi-ha-noi.jpg
Năm 2025, phấn đấu 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ trên địa bàn TP. Hà Nội được cấp biển nhận diện. Ảnh: ITN

Xuất phát từ tầm quan trọng trong công tác quản lý ATTP nói chung, công tác quản lý ATTP trong chợ nói riêng, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu, trình UBND TP ban hành Đề án "Quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2022- 2025”. Đặc biệt vào cuối năm 2023, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 306/KH-UBND ngày 18.12.2023 về việc triển khai thực hiện Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024.

Theo đó, là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, ngay từ đầu năm 2024, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện, thị xã tích cực đẩy nhanh triển khai các nhiệm vụ tại Đề án và đạt được một số kết quả tích cực. Cụ thể, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành công tác rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ với tổng số 19.034 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong các chợ, trong đó 15.125 cơ sở thuộc lĩnh vực Nông nghiệp; 2.463 cơ sở thuộc lĩnh vực Công Thương; 1.446 cơ sở thuộc lĩnh vực Y tế. Đến nay, đã có 7.823 cơ sở thực hiện việc đăng ký kinh doanh; 17.109 cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết bảo đảm ATTP; 13.922 người kinh doanh đã được khám sức khỏe định kỳ; 15.754 người kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về ATTP.

Các cơ sở cũng đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh thực phẩm và lưu trữ hồ sơ với 14.484 cơ sở có quầy, kệ trưng bày; 13.125 cơ sở có thiết bị vệ sinh cơ sở; 5.897 cơ sở đã trang bị thiết bị bảo quản; 8.404 cơ sở có đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; 2.899 cơ sở có sản phẩm thực phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc… UBND các quận huyện thị xã đã hướng dẫn và cấp biển nhận diện cho 2.791 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các chợ đáp ứng yêu cầu tại Đề án.

Bên cạnh đó, 6 quận/huyện trên địa bàn Thành phố gồm Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đông Anh, Mê Linh cũng đã xây dựng 22 trạm xét nghiệm nhanh để phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm để giám sát thực phẩm tại chợ; 24/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai xây dựng và ban hành quy chế về quản lý đảm bảo ATTP đối với 303 chợ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Song song đó, Sở cũng đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại chợ đảm bảo điều kiện về ATTP và được cấp biển nhận diện cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại chợ; phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã đều có kế hoạch tăng cường kiểm tra, lấy mẫu giám sát đối với sản phẩm thực phẩm trong chợ năm 2024.

100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ được cấp biển nhận diện

Mặc dù đạt nhiều kết quả, song thực tế việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm lưu thông tại chợ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Điển hình là việc nhận thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao, dẫn đến chưa chấp hành chưa tốt quy định về ATTP; việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ chưa được thực hiện thường xuyên, các điều kiện vệ sinh trong sản xuất, kinh doanh chưa bảo đảm theo quy định...

cac-cho-an-toan-cua-hn.jpg
Ngành chức năng của TP. Hà Nội kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chỉ tiêu được giao tại Đề án Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024 còn chậm; công tác hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện các thủ tục về ATTP theo quy định chưa được thực hiện quyết liệt, một số tỷ lệ đạt dưới 50 chỉ tiêu kế hoạch; công tác cấp biển nhận diện mới chỉ được triển khai tại một số quận nội thành và một số huyện...

Khảo sát thực tế của phóng viên tại một số chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, trong đó có chợ đầu mối cho thấy, còn nhiều chợ đã tồn tại từ lâu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường, ATTP nhất là chợ tại các huyện ngoại thành…

Thực tế, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND ngày 15.12.2023 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024, trong đó phấn đấu đầu tư xây mới 36 chợ, cải tạo, nâng cấp 76 chợ. Đến nay, có 7 chợ hoàn thành công tác đầu tư xây dựng và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng; 11 chợ đang hoàn thiện hạng mục công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2024; 5 chợ chuẩn bị khởi công; 20 chợ đã hoàn thành thủ tục đầu tư chuẩn bị đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2025; 21 chợ đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp; 4 chợ đang thi công; 15 chợ chuẩn bị đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2024.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP tại chợ, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết: thời gian tới, Sở sẽ cùng các Sở, ngành, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về ATTP; phối hợp với UBND các quận, huyện hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện các thủ tục pháp lý; đẩy mạnh cấp biển nhận diện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng yêu cầu tại Đề án; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ,…

Phấn đấu đến hết tháng 12.2025, 100% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ trên địa bàn TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu tại Đề án và được cấp biển nhận diện. Từ đó góp phần phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân.

Địa phương

Bình Thuận: Thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Thanh
Địa phương

Bình Thuận: Thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Thanh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23.1, Công an tỉnh và Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bình Thuận đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, UBND cùng các chức sắc, người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên tinh thần, thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành đối với đồng bào địa phương.

Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
An ninh cơ sở

Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức, khó khăn, nhưng trong mọi hoàn cảnh, Đảng ủy Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội luôn phát huy vai trò lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm an sinh xã hội tại Thủ đô.

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh
Trên đường phát triển

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23.1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường và đoàn công tác gồm lãnh đạo Văn phòng UBND, một số sở, ngành của tỉnh đã tới thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh. 

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ biên phòng ở Đắk Lắk

Ngày 21.1, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê K'đăm làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết đồng bào ở xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk. Cùng đi có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận
Địa phương

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như tháp Pô Klong Garai, tháp Pôrômê, lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất
Địa phương

Hà Nội ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 25.1.2025.