Hà Nội: Tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục thủ đô

Chiều 6.11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thông tin về các hoạt động Chào mừng kỷ niệm 70 thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1945-2024).

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chào mừng 70 năm thành lập ngành giáo dục thủ đô, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp cùng các sở, ban ngành tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm.

Cụ thể, tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ngày 12.11. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên trên các nền tảng ứng dụng số và mạng xã hội: Facebook, fanpage của các trường học trên địa bàn Thành phố.

ca1d0d6e1bcda393fadc.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị

Dự kiến sẽ có khoảng 3.500 đại biểu, trong đó có 2.913 đại biểu đại diện các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn Thành phố. Tại lễ kỷ niệm, ngành GDĐT Hà Nội sẽ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; vinh danh các nhà giáo Thủ đô được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.

Hoạt động nổi bật dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục Hà Nội là Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”. Điểm nhấn của Chương trình là màn diễu hành “Hành khúc học sinh Thủ đô”, gồm 38 đoàn: Đội Hồng kỳ; Đội rước Cờ Tổ quốc; Đoàn nghi lễ Quân đội Bộ Tổng Tham mưu; Đoàn nghi lễ Bộ Công an;

30 đoàn học sinh THCS diễu hành của 30 quận, huyện, thị xã: Thổi kèn trumpet, đánh trống, xanh pan, kết hợp hát và các động tác cổ động trên nền 8 ca khúc (Tiến bước dưới quân kì; Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân; Tiến về Hà Nội; Hoa thơm dâng Bác; Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội; Như có Bác trong ngày đại thắng; Hà Nội mến yêu của em; Mùa thu Hà Nội);

Đoàn diễu hành 70 nữ sinh Trường THPT Chu Văn An, diễu hành trên nền nhạc, trang phục áo dài trắng;

Đoàn học sinh THCS, THPT (70 học sinh) nước ngoài của một số trường quốc tế, diễu hành trên nền nhạc, trang phục đặc trưng của quốc gia có học sinh tham gia diễu hành.

Sự kiện diễn ra từ 7h30 - 9h30 sáng Chủ nhật 10.11 tại Phố đi bộ Hồ Gươm.

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục thủ đô. Sở GD-ĐT đã tổ chức các cuộc thi như Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”.

Kết quả Cuộc thi cấp cơ sở đã có tổng số có 1024 ca khúc dự thi. Cấp Thành phố, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 189 ca khúc từ cơ sở tham gia dự thi

Ban Tổ chức đã trao giải cho 27 tập thể có thành tích cao trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Cuộc thi và 70 giải cho 70 ca khúc có chất lượng hay nhất, trong đó có: 04 giải Đặc biệt, 19 giải A, 25 giải B và 22 giải C.

Qua 8 tháng triển khai cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” năm 2024, ban tổ chức đã nhận hơn 1.000 tác phẩm dự thi cấp trường, cấp quận, huyện, thị xã; đã có 418 tác phẩm xuất sắc gửi về Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội dự thi cấp Thành phố. Ban Giám khảo cấp Thành phố đã chấm chọn giải: 01 Giải Đặc biệt, 10 Giải Nhất, 20 Giải Nhì và 39 Giải Ba, đồng thời gửi dự thi Công đoàn Giáo dục Việt Nam với số lượng chiếm trên 50% toàn quốc.

Cũng trong dịp này, Sở GDĐT Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội sẽ tổ chức trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 cho 70 thầy cô giáo tiêu biểu. Đồng thời trao giải Cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” lần thứ V cho các tác phẩm xuất sắc nhất.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thế Cương, những hoạt động thiết thực, cụ thể này sẽ là món quà ý nghĩa, tình cảm chân thành để tri ân các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý đã góp công sức, tâm huyết vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành giáo dục Thủ đô. Đồng thời, động viên toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn ngành nỗ lực, cố gắng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.

Lộ diện đội Giải Nhất cuộc thi "Khởi nghiệp cùng sinh viên TMU" năm 2024
Giáo dục

Lộ diện đội Giải Nhất cuộc thi "Khởi nghiệp cùng sinh viên TMU" năm 2024

Tối ngày 5.11, tại trường Đại học Thương mại vòng Chung kết cuộc thi "Khởi nghiệp cùng sinh viên TMU năm 2024" đã diễn ra vô cùng hồi hộp, gay cấn với sự tranh tài của 8 đội thi xuất sắc. Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao Giải Nhất cho Dự án Relife – Tái chế rơm thành than sinh học; Giải Nhì cho 2 Dự án: Our Joy và S-Box; Giải Ba cho 2 Dự án: Fré Mark và BioStep...

Học sinh, sinh viên cần cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội Hà Nội
Giáo dục

Học sinh, sinh viên cần cảnh giác trước chiêu trò lừa đảo mạo danh Bảo hiểm xã hội Hà Nội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội khẳng định không có chủ trương yêu cầu phụ huynh, học sin, sinh viên, người dân lên cơ quan BHXH để cập nhật thông tin thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID. Người dân cần đề cao cảnh giác, phòng ngừa các hành vi mạo danh, lừa đảo.

iSMART đồng hành cùng học sinh Việt Nam - Singapore giao lưu văn hóa và học thuật
Giáo dục

iSMART đồng hành cùng học sinh Việt Nam - Singapore giao lưu văn hóa và học thuật

Với mong muốn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết và tạo một sân chơi đa quốc gia, ngày 2.11 vừa qua, iSMART Education đã đồng hành cùng trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) và trung học Northland Secondary School (Singapore) trong chương trình giao lưu văn hóa và trao đổi kinh nghiệm về học tiếng Anh. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh và giáo viên 2 trường.