Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" diễn ra vào sáng ngày 14.3 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đã khẳng định tầm quan trọng và tính khả thi đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm của thành phố Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhằm cụ thể hoá các nội dung hợp tác giữa UBND TP Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đồng thời làm rõ thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của Hà Nội; kinh nghiệm trong quản lý, xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường; các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, cấp bách cần triển khai để nâng cao chất lượng môi trường, năng lực quản lý môi trường nhằm thực hiện các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Hội thảo với sự tham dự của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS - Viện sĩ Châu Văn Minh cùng hơn 200 đại biểu từ các cơ quan Trung ương, các địa phương lân cận, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

z6406301980272-90ff87c2b0592e487ed668f2348d58db.jpg
Toàn cảnh buổi hội thảo

Sức ép lên môi trường trong giai đoạn phát triển mới

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, có tốc độ đô thị hóa nhanh, tăng dân số cơ học rất lớn. Vì vậy, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo TP quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, TP và đã được tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Thực hiện chủ trương đó, TP Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường, có thể kể đến như: Xử lý ô nhiễm không khí đang thực hiện các giải pháp giảm phương tiện xe cá nhân, tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi giao thông xanh, xóa bỏ tình trạng đốt than tổ ong, tăng cường rửa đường, giám sát vệ sinh môi trường các công trình xây dựng…Bên cạnh đó, Hà Nội cũng tập trung xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông. Ngoài ra, TP Hà Nội đang thí điểm hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại 5 quận nội thành.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội thảo

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội thảo

Theo các chuyên gia, thời gian tới sức ép đối với môi trường Hà Nội là rất lớn, kể cả nội tại và từ các tỉnh lân cận như dân số tăng, thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số, sức ép từ phát triển đô thị, hạ tầng giao thông và phát triển, cải tạo tổng thể các chung cư cũ cầu, đường sắt đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển chăn nuôi. Theo khuyến cáo của Ngân hàng thế giới, các chuyên gia và thực tiễn thì nếu vẫn tiếp cận các chính sách và biện pháp như đã và đang làm mà không có sự đột phá chuyển đổi mạnh mẽ thì không thể kìm hãm xu thế ô nhiễm mà ngược lại ô nhiễm không khí còn tiếp tục gia tăng ở Hà Nội và vùng thủ đô. Do đó, chi phí để giảm thiểu khắc phục càng tốn kém.

GS.VS Châu Văn Minh - Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định: Những vấn đề nghiêm trọng về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng mà còn có khả năng thu hút đầu tư của Hà Nội cũng như sự phát triển bền vững của Thủ đô". Trước những thách thức về môi trường, vai trò của khoa học công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng. Điều này có thể thấy rõ tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với nhiều giải pháp đã được áp dụng, mang lại hiệu quả.

Cơ hội giải quyết ô nhiễm không khí đã chín muồi và hội tụ

Trình bày tham luận tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra những giải pháp đáng chú ý để bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội. TS Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, cơ hội giải quyết ô nhiễm không khí, và các vấn đề môi trường của Hà Nội hiện đã chín muồi và hội tụ nên chỉ cần sự quyết tâm và chung tay của tất cả các bên, với các giải pháp cấp bách và hiệu quả, vấn đề ô nhiễm không khí của Thủ đô sẽ dần được giải quyết.

Theo các chuyên gia, cơ hội đến từ các yếu tố. Đầu tiên là quyết tâm chính trị , trong đó cụ thể hoá Luật thủ đô với những quy định đặc thù vượt trội cho Thủ đô, Quy hoạch thủ đô đã được thông qua. Sau đó là sự gia tăng của đông đảo đội ngũ chuyên gia và giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến như IOT, AI, big data. Sự sẵn sàng đồng lòng tham gia của nhiều doanh nghiệp cùng kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quốc tế từ nhiều nước tương đồng.

Đến từ Trường Đại học Kitakyushu (Nhật Bản), GS Kiwao KADOKAMI mang đến tham luận Kinh nghiệm trong quản lý và bảo vệ môi trường đô thị tại TP Kitakyushu, Nhật Bản với nhiều nội dung rất đáng chú ý. Bản tham luận đã phác họa tiến trình ô nhiễm môi trường xảy ra tại TP Kitakyushu bắt đầu là ô nhiễm không khí, nước từ những năm 1901 do phát triển công nghiệp nặng và hóa chất.

Tiến trình khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại TP này được thực hiện sau đó với hàng loạt các sáng kiến như khắc phục ô nhiễm bằng phương pháp Kitakyushu; Hợp tác quốc tế về môi trường; Tái chế chất thải thông qua dự án Eco-Town; Phát triển cộng đồng bền vững. Những sáng kiến đó đã góp phần quan trọng giải quyết tình trạng ô nhiễm tại TP Kitakyushu. Đến nay, năm 2025, TP này đang bứt phá hướng tới mục tiêu không phát thải cacbon.

Điểm nhấn đáng chú ý trong giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mà TP Kitakyushu thực hiện mang đến chính TP này - “phương pháp Kitakyushu”. Đây là phương pháp phối hợp giữa chính phủ và doanh nghiệp trong khắc phục ô nhiễm và là nền tảng cho con đường tích hợp của phát triển kinh tế và môi trường.

Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm do các doanh nghiệp ở TP này thực hiện cũng không chỉ dừng lại ở việc xử lý khí thải trước khi thoát ra khỏi ống khói mà còn tập trung cải tiến quy trình sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất ít ô nhiễm hơn. Công nghệ này không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế bằng cách nâng cao năng suất.

z6406301980232-0733d72f2131c902218d7a4a5f6e0275.jpg
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh phát biểu tại hội thảo

Nhờ những giải pháp hiệu quả, phép màu đã thật sự diễn ra khi bầu trời và biển ở TP Kitakyushu đã phục hồi về trạng thái trước khi bị ô nhiễm trong khoảng 15 năm. GS Kiwao KADOKAMI cho biết, từ câu chuyện làm sạch môi trường tại TP Kitakyushu, chúng ta có thể nhận thấy, sự hợp tác giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền và nhà khoa học là chìa khóa để giải quyết các vấn đề môi trường.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát ô nhiễm thông qua đổi mới công nghệ có thể song hành với phát triển kinh tế. Đồng thời, cần phổ biến các mô hình tốt nhất ra thế giới và thúc đẩy hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường toàn cầu. Đặc biệt, để phát triển sự vững chắc, điều quan trọng là truyền lại kinh nghiệm, công nghệ và tri thức đã đạt được cho các thế hệ tiếp theo.

Tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia, thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, tới đây, Hà Nội sẽ xây dựng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý chất thải rắn, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng, thân thiện môi trường theo quy hoạch; phát triển các dự án tại khu vực phía Nam, Tây Nam để giảm khoảng cách vận chuyển cho các địa bàn tại khu vực này và tiến tới tiến tới loại bỏ hoàn toàn chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Đồng thời, UBND thành phố tăng cường công tác quản lý đất đai, đặc biệt tại các khu đất trống, cần có biện pháp rào chắn, quản lý không để đổ trộm chất thải; đôn đốc, kiểm tra duy trì tốt vệ sinh môi trường, đặc biệt trong các dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng; gắn trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương, các cá nhân được phân công phụ trách nếu để xảy ra tình trạng đổ chất thải, rác thải, phế thải xây dựng không đúng nơi quy định tại địa bàn quản lý.

Hà Nội tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân nhằm nâng cao ý thức, tích cực tham gia phản ánh, thông tin các hành vi vi phạm, phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiến tới giảm thiểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý môi trường, quản lý chất thải rắn cho công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Sau hội thảo, trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban Tổ chức sẽ hoàn thiện nội dung, xuất bản kỷ yếu hội thảo. Đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.

Địa phương

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; kịp thời phát hiện các sai phạm để chấn chỉnh, xử lý theo quy định; kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án vi phạm pháp luật đất đai.

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số
Địa phương

Vĩnh Phúc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số

Trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Những thôn, xóm thông minh ngày càng hiện hữu nhiều hơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là minh chứng rõ nét tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số của tỉnh.

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Địa phương

Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu tập trung rà soát kỹ lưỡng, kiến nghị, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý TTHC, ít nhất 30% chi phí kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết,...

Hà Nội: Doanh nghiệp giải trình làm rõ phản ánh dùng phế liệu san nền dự án, cam kết tuân thủ pháp luật
Địa phương

Hà Nội: Doanh nghiệp giải trình làm rõ phản ánh dùng phế liệu san nền dự án, cam kết tuân thủ pháp luật

Trước thông tin phản ánh tại dự án cải tạo, chỉnh trang tiểu công viên nghĩa trang xã Uy Nỗ, phế liệu được đổ xuống khu vực san nền, đơn vị thi công cho biết khi thực hiện dự án, việc đổ các vật liệu như gạch vỡ, bê tông thừa là một giải pháp tạm thời để tạo lối đi thuận tiện cho phương tiện vận chuyển và máy móc thi công.