Hà Nội: Thực hiện thận trọng, đúng quy định, hoàn chỉnh Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2023 – 2025

Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh thông tin sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện có 30 đơn vị, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã.

Số lượng đơn vị hành chính cấp xã có 518 đơn vị, gồm 337 xã, 160 phường, 21 thị trấn – giảm 61 đơn vị, gồm 46 xã, 15 phường. Số lượng đơn vị cấp huyện giảm do sắp xếp là 0 đơn vị. Quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.

Về phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức thận trọng, khoa học, khách quan, có tính nhân văn; vừa đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức vừa phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí công việc của từng cán bộ, công chức.

Trong đó, ngoài các các cơ chế, chính sách của Trung ương, đối với cán bộ dôi dư, thành phố đã ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, hoạt động không chuyên trách dôi dư nghỉ công tác khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Hà Nội: Thực hiện thận trọng, đúng quy định, hoàn chỉnh Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2023 – 2025 -0
Cử tri xã Dương Hà, huyện Gia Lâm kiểm tra thông tin cá nhân được niêm yết. Ảnh: ITN

Theo Giám đốc Sở Nội vụ thành phố, nhờ triển khai dân chủ, khách quan, khoa học nên đến nay, cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở các địa phương thực hiện sắp xếp đều thống nhất cao, chưa có đơn thư, khiếu nại, phản ánh để phản đối.

Được biết, số cán bộ, công chức có mặt ở 130 xã, phường, thị trấn liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính là 3.383 người; số cán bộ, công chức được giao khi sắp xếp là 2.329 người; số dôi dư sau sắp xếp là 1.054 người (520 cán bộ, 365 công chức, 169 hợp đồng không chuyên trách).

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở các đơn vị hành chính gắn với lộ trình thực hiện Đề án quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài sản công trên địa bàn thành phố.

Hồ sơ, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội đã bảo đảm đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định: Đã tổ chức lấy ý kiến toàn thể cử tri tại các đơn vị liên quan. Kết quả lấy ý kiến cử tri đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Đề án đã được HĐND các cấp có liên quan của thành phố tán thành.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy đánh giá Hà Nội đã có nỗ lực, quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống chính trị thành phố trong việc xây dựng Đề án này. Chia sẻ với Hà Nội về khối lượng công việc trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, với số lượng đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp rất lớn, lại có đặc thù truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất kinh kỳ..., song Hà Nội đã chủ động triển khai sớm, bám sát hướng dẫn, theo dõi sát sao việc xây dựng và hoàn thiện Đề án, với tỷ lệ đồng tình cao của cử tri ở các địa phương thuộc diện sắp xếp.

Hà Nội: Thực hiện thận trọng, đúng quy định, hoàn chỉnh Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2023 – 2025 -0
Phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân niêm yết danh sách cử tri, chuẩn bị lấy ý kiến cử tri. Ảnh: ITN

Phát biểu tại buổi làm việc của đoàn công tác liên ngành Trung ương với TP. Hà Nội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đề nghị thành phố Hà Nội có giải trình thêm về sự khác nhau giữa Phương án Tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội (Phương án số 01/PA-UBND ngày 15.11.2023 của UBND thành phố Hà Nội) đã được Bộ Nội vụ góp ý với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội.

Cùng với đó, cần rà soát kỹ để thống nhất số liệu; bám sát Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12.7.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Bên cạnh đó, cần rà soát lại các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp, trong đó xem xét kỹ các yếu tố thuộc diện đặc thù để có sự giải trình thuyết phục. Đặc biệt, Hà Nội cần quan tâm tới các công tác giải quyết cán bộ dôi dư, giải pháp giải quyết giấy tờ thủ tục hành chính cho người dân trên địa bàn, bảo đảm sự ổn định, tránh xáo trộn...

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng lưu ý, việc sắp xếp giai đoạn này cần gắn với giai đoạn 2026 - 2030, gắn với quy hoạch phát triển Thủ đô... Đồng thời, đề nghị thành phố Hà Nội và Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ, thực hiện thận trọng, đúng quy định, hoàn chỉnh Đề án, để khi trình Trung ương nhận được sự tán thành cao.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh, mong thành phố Hà Nội thực hiện xuất sắc sứ mệnh sắp xếp này, tạo diện mạo mới về không gian phát triển mới phù hợp với Luật Thủ đô, xứng đáng với vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà khẳng định, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 được thành phố Hà Nội xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức các hội nghị quán triệt, làm việc với các địa phương cùng và triển khai rất nhiều công việc liên quan… Từ đó, thành phố đã hoàn thiện hồ sơ và trình Bộ Nội vụ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý của Đoàn khảo sát, những ý kiến rõ ràng, cụ thể này giúp cho Hà Nội thuận lợi hơn trong quá trình hoàn thiện Đề án.

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.