Hà Nội: Thí sinh gãy chân chống nạng đi thi, quyết tâm đỗ nguyện vọng cao nhất

Gặp tai nạn sinh hoạt khiến nam sinh Nguyễn Thành Vinh gãy chân trái, phải chống nạng. Sáng nay thí sinh chính thức bước vào buổi thi đầu tiên với môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. 

Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại điểm thi Trường THPT Phan Huy Chú (Quận Đống Đa) hàng trăm thí sinh có mặt từ rất sớm để chuẩn bị bước vào thi môn Ngữ Văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đặc biệt, ở điểm thi này có 1 thí sinh do bị gãy chân phải chống nạng nên được bố chở bằng xe máy đến trường, và được các tình nguyện viên đưa lên phòng thi.

Thí sinh Nguyễn Thành Vinh (Trường THPT Quang Trung – Đống Đa) cho biết, cách đây một ngày, khi đi lên cầu thang của gia đình, không may bản thân bước “hụt” dẫn đến trân trái bị chấn thương.

Hôm qua, trong quá trình làm thủ tục dự thi, thời tiết có thay đổi thất thường nên Vinh bị đau, nhức chân. Mặc dù vậy, ngày hôm nay em cảm thấy khá thoải mái và tự tin hoàn thành tốt các môn thi.

Nam sinh chia sẻ: “Dù chân bị đau nhưng em luôn được gia đình và bạn bè hỗ trợ, động viên hết mình trong quá trình ôn thi. Em hi vọng đạt được số điểm tốt để đỗ nguyện vọng cao nhất”.

Bạn Nguyễn Anh Sơn, Phụ trách Đoàn thanh niên Học viện Phụ nữ tại điểm thi cho biết, đội tình nguyện đã được phân công hướng dẫn các thí sinh vào phòng thi, phát đồ uống, đồ ăn nhẹ và cổ vũ tinh thần cho các thí sinh. Trong 3 ngày thi, đội huy động khoảng 25-30 đoàn viên tham gia trực tiếp tại điểm trường.

Đặc biệt, đối với trường hợp như của em Vinh, đội đã phân chia tình nguyện viên hỗ trợ cầm đồ, dìu thí sinh lên phòng thi. Khi kết thúc môn thi, thí sinh cũng được các bạn tình nguyện viên hỗ trợ nước và dìu ra cổng trường.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, toàn thành phố có 108.573 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, số thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục THPT là 94.935 thí sinh (trong đó có 4.175 thí sinh tự do); số thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục thường xuyên là 13.638 thí sinh (trong đó có 446 thí sinh tự do).

Số thí sinh đăng ký dự thi theo từng môn như sau: Môn Toán có 107.232 thí sinh, môn Vật lí có 29.576 thí sinh, môn Hóa học có 29.516 thí sinh, môn Sinh học có 29.144 thí sinh, môn Ngữ văn có 107.271 thí sinh, môn Lịch sử có 77.447 thí sinh, môn Địa lí có 77.361 thí sinh, môn Giáo dục công dân có 63.061 thí sinh, môn tiếng Anh có 88.424 thí sinh, môn tiếng Nga có 2 thí sinh, môn tiếng Pháp có 185 thí sinh, môn tiếng Trung có 681 thí sinh, môn tiếng Đức có 83 thí sinh, môn tiếng Nhật có 288 thí sinh và môn tiếng Hàn có 142 thí sinh.

Thành phố bố trí 4.532 phòng thi, trong đó có 201 phòng thi ghép; số phòng chờ là 176 phòng, số phòng thi dự phòng là 392 phòng. Bố trí 196 điểm thi trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Theo đó, chiều 27.6, thí sinh thi môn Toán. Ngày 28.6, buổi sáng thí sinh thi các tổ hợp Khoa học, buổi chiều thi Ngoại ngữ. Ngày 29.6 là lịch dự phòng. Các Hội đồng thi tổ chức chấm thi từ ngày 29.6; công bố kết quả thi vào 8h ngày 17.7, xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19.7.

Giáo dục

iSMART đồng hành cùng học sinh Việt Nam - Singapore giao lưu văn hóa và học thuật
Giáo dục

iSMART đồng hành cùng học sinh Việt Nam - Singapore giao lưu văn hóa và học thuật

Với mong muốn trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết và tạo một sân chơi đa quốc gia, ngày 2.11 vừa qua, iSMART Education đã đồng hành cùng trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) và trung học Northland Secondary School (Singapore) trong chương trình giao lưu văn hóa và trao đổi kinh nghiệm về học tiếng Anh. Sự kiện thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh và giáo viên 2 trường.

Lộ diện tân giáo sư trẻ nhất năm 2024
Giáo dục

Lộ diện tân giáo sư trẻ nhất năm 2024

Theo danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, ông Hoàng Lê Trường, 40 tuổi, ứng viên giáo sư ngành Toán học là người trẻ nhất đạt chuẩn chức danh giáo sư năm nay.

Các đại biểu Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề

Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới, cần triển khai một số giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy giáo dục đại học và dạy nghề phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đánh giá đúng năng lực học sinh để đại học có cơ sở tuyển sinh
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đánh giá đúng năng lực học sinh để đại học có cơ sở tuyển sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, đánh giá đúng năng lực học sinh, lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; làm căn cứ đánh giá quá trình dạy và học ở các nhà trường, các địa phương; cung cấp dữ liệu tin cậy, trung thực để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong công tác tuyển sinh.

Tiếng Anh - hành trang quan trọng cho sinh viên khởi nghiệp
Giáo dục

Tiếng Anh - hành trang quan trọng cho sinh viên khởi nghiệp

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3.11, Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông (Trường Đại học Văn Lang) tổ chức Workshop “Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu”. Chương trình thu hút hàng nghìn sinh viên tham dự.

Hà Nội: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng bác bỏ thông tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9
Giáo dục

Hà Nội: Phòng GD-ĐT quận Hai Bà Trưng bác bỏ thông tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9

Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn toán khi có thông tin phản ánh giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, ngày 1.11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương kiểm tra, xác minh và đã công bố kết quả rà soát thông tin này. Đơn vị khẳng định không có việc lộ đề thi.

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị
Giáo dục

Tìm giải pháp phù hợp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị

Chiều 2.11, tại trụ sở Chính phủ diễn ra phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban chủ trì. Phiên họp nhằm cho ý kiến về “Định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91 - KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW khoá XII ”.