Hà Nội: Thành lập, tổ chức lại 8 cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố

Sáng 25.2, tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại 8 cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội.

Hợp nhất, sáp nhập nhiều cơ quan chuyên môn

Theo nghị quyết được HĐND thành phố thông qua, thành phố hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính để thành lập Sở Tài chính. Sau hợp nhất, Sở Tài chính mới có 17 đầu mối trực thuộc (15 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp), giảm 6 đơn vị, tỷ lệ 26%; số biên chế và hợp đồng lao động là 449 người.

Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường. Sau hợp nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường mới có 25 đầu mối trực thuộc (13 phòng, 4 chi cục và 8 đơn vị sự nghiệp), giảm 12 đơn vị, tỷ lệ 32%; số biên chế và hợp đồng lao động là 2.571 người.

Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ để thành lập Sở Khoa học và Công nghệ. Sau hợp nhất, Sở Khoa học và Công nghệ có 12 đầu mối trực thuộc (8 phòng và 4 đơn vị sự nghiệp), giảm 9 đầu mối trực thuộc, tỷ lệ 42,86%; số biên chế và hợp đồng lao động là 358 người.

kh4.jpg
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh trình bày Tờ trình về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội

Hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ để thành lập Sở Nội vụ. Sau hợp nhất, Sở Nội vụ mới có 22 đầu mối trực thuộc (11 phòng, 1 ban và 10 đơn vị sự nghiệp), giảm 7 đơn vị, tỷ lệ 24% (không tính các đầu mối chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Công an thành phố); số biên chế và hợp đồng lao động là 1.521 người.

Sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND thành phố; tiếp nhận nhiệm vụ xúc tiến đầu tư tại nước ngoài của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố và nhiệm vụ của Trung tâm Báo chí Thủ đô thuộc Sở Thông tin và Truyền thông. Sau sắp xếp, Văn phòng UBND thành phố có 13 đầu mối trực thuộc (10 phòng, 1 chi cục và 2 đơn vị sự nghiệp), giảm 4 đơn vị, tỷ lệ 23,5%; số biên chế và hợp đồng lao động là 362 người.

Hợp nhất Sở Xây dựng và Sở Giao thông - Vận tải để thành lập Sở Xây dựng. Sau hợp nhất, Sở Xây dựng mới có 23 đầu mối trực thuộc, giảm 7 đầu mối (tỷ lệ 23,3%). Số biên chế và hợp đồng lao động là 1.346 người.

Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ. Sau sắp xếp, Sở Dân tộc và Tôn giáo có 4 phòng chuyên môn, giảm 3 đơn vị, tỷ lệ: 43%; số biên chế và hợp đồng lao động là 59 người.

Hợp nhất Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc để thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố. Sau hợp nhất, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố Hà Nội có 11 đầu mối trực thuộc (7 phòng, 3 đơn vị sự nghiệp, 1 Công ty TNHH Một thành viên). Số biên chế và hợp đồng lao động là 229 người.

Tổng số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố trước khi sắp xếp là 23 cơ quan (trong đó 21 cơ quan chuyên môn, 2 tổ chức hành chính). Sau khi được sắp xếp, tổng số lượng cơ quan chuyên môn của UBND thành phố có 15 sở (giảm 6 sở so với hiện nay, tỷ lệ giảm 29%) và 1 tổ chức hành chính khác (giảm 1 tổ chức hành chính, tỷ lệ giảm 50%).

Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.2025 để thống nhất với thời điểm có hiệu lực của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Bảo đảm giảm trên 15% các đầu mối bên

Trước đó, trình bày báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND thành phố, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương cho biết: sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TƯ, Hà Nội đã hoàn thành cơ bản việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố, cơ cấu tổ chức bên trong theo hướng tinh gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo nhiệm vụ; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, cơ chế vận hành của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính quyền vẫn còn có hạn chế; việc phân định trách nhiệm, phân cấp phân quyền giữa các cơ quan tổ chức còn chưa thực sự đồng bộ, hợp lý.

kh3.jpg
Trưởng Ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương báo cáo thẩm tra tại kỳ họp

Thực hiện các chỉ đạo, kết luận của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) trong đó có các quy định mới về cơ cấu, tổ chức bộ máy; đồng thời thực hiện Văn bản số 24/CV-BCĐTKNQ18 của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TƯ của Chính phủ về định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Vì thế, việc UBND thành phố trình HĐND thành phố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội là cần thiết, nhằm thực hiện chủ trương của Trung ương, đồng thời việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tương đồng với sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, liên thông trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến cấp huyện.

Việc thành lập, tổ chức lại 8 cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo theo đúng định hướng của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TƯ của Chính phủ tại Văn bản số 24/CV-BCĐTKNQ18 của Ban Chỉ đạo. Tên gọi thực hiện theo định hướng tên gọi các bộ, ngành của Trung ương tương ứng; tên gọi các phòng ngắn gọn, phản ánh được nội hàm chính về chức năng, nhiệm vụ.

Về cơ cấu tổ chức đã thực hiện hợp nhất, sáp nhập các phòng trùng lắp chức năng, nhiệm vụ (như Văn phòng, Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra, Kế hoạch - Tài chính); đồng thời thực hiện rà soát chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng để sắp xếp theo nguyên tắc không bỏ sót, không trùng lặp, giao thoa chức năng, nhiệm vụ; thực hiện phòng quản lý đa nhiệm vụ, đa lĩnh vực và đảm bảo điều kiện, tiêu chí thành lập phòng theo quy định.

Các cơ quan sau sắp xếp đã đảm bảo giảm trên 15% các đầu mối bên trong (theo định hướng của Trung ương là khoảng từ 15%). Việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố đã được xin ý kiến Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và thực hiện các quy trình theo quy định.

Chuyển động

Lãnh đạo HĐND tỉnh, UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Tuấn Anh được bầu Ủy viên UBND tỉnh. Ảnh: K.Lộc
Hội đồng nhân dân

Thông qua nghị quyết tán thành đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh

Sáng nay, 29.4, HĐND tỉnh Đồng Nai Khóa X đã tổ chức Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền. Trong đó, có việc xem xét, cho ý kiến thống nhất tán thành chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã; hợp nhất tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Phước.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang phát biểu bế mạc kỳ họp. Ảnh: Hải Hiển
Hội đồng nhân dân

Thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kom Tum và Quảng Ngãi

Chiều nay, 28.4, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 trong tháng 4.2025, HĐND tỉnh Kon Tum Khóa XII đã biểu quyết thông qua 4 nghị quyết quan trọng. Trong đó, có nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Kon Tum năm 2025; tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 28.4, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX, Nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 13. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà điều hành kỳ họp.

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị
Chuyển động

Nghệ An: Giảm 282 đơn vị hành chính cấp xã, còn 130 đơn vị

Chiều 28.4, tại Thành phố Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII đã tổ chức Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, trong đó có sáp nhập xã. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi Chủ tọa kỳ họp.

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum

Tại Kỳ họp thứ 33 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra hôm nay, 28.4, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua nghị quyết chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, làm cơ sở quan trọng để UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ Đề án trình Bộ Nội vụ, trình Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền quyết định trước ngày 1.5.2025.

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường
Chuyển động

Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các phường

Với sự đồng thuận cao từ Nhân dân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các cấp chính quyền, HĐND quận Nam Từ Liêm đã chính thức thông qua phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường, hình thành 4 đơn vị hành chính mới có quy mô dân số và diện tích hợp lý. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, tạo nền tảng cho phát triển bền vững trong giai đoạn mới.

Quảng Ninh: HĐND tỉnh xem xét, tán thành chủ trương dự kiến thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh xem xét, tán thành chủ trương dự kiến thành lập 51 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng nay, 28.4, tại TP. Hạ Long, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh toàn tỉnh đang ra sức thi đua, phát huy nội lực phấn đấu giữ vững vị trí trong top đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách Nhà nước.

HĐND TP. Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề).
Chuyển động

Thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính

Tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức ngày 26.4, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X đã thông qua một số nghị quyết quan trọng liên quan đến sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Việc hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam hướng đến hình thành và xây dựng một thành phố Đà Nẵng (mới) đáng sống, không chỉ đối với người dân mà còn đáng sống với nhà đầu tư, người tài và giới tinh hoa.

HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua 6 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Bắc Ninh thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Ngày 25.4, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) để xem xét, quyết nghị những nội dung phát sinh thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hương Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Thị Hằng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Anh Tuấn chủ tọa và điều hành kỳ họp.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.