Hà Nội tập trung xây dựng chính quyền số, thành phố thông minh

Trả lời chất vấn của đại biểu HĐND thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thông tin về các kết quả đạt được trong xây dựng kinh tế số, chính quyền số, thành phố thông minh và hạ tầng số.

Hà Nội nằm trong nhóm dẫn đầu về xây dựng chính quyền số

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải, năm 2023, tỷ trọng kinh tế số toàn quốc là 12,33%, bình quân 4 năm là 12,62%. Tỷ trọng của Hà Nội trong năm 2023 là 15,85%, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố, trước thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, thành phố đang triển khai đồng bộ và toàn diện trên cả 3 trụ cột với quan điểm chỉ đạo đồng bộ thống nhất từ Chủ tịch UBND thành phố là Trưởng ban Chỉ đạo với tư tưởng thông suốt, tạo không khí phấn khởi trong thi đua chuyển đổi số.

Trong xây dựng chính quyền số, thành phố thông minh, hạ tầng số, nhiều nội dung lớn đã hoàn thành. Năm 2024, tại Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024, Hà Nội được trao 2 giải Nhất trong lĩnh vực “Thành phố hạ tầng thông minh” và “Thành phố dịch vụ công thông minh”. Về xây dựng xã hội số, Hà Nội nằm trong nhóm dẫn đầu với sóng điện thoại, điện thoại thông minh, học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử... Hiện nay, thành phố đã hoàn thành 8/10 nội dung chỉ tiêu đến năm 2025, trong đó có 7 chỉ tiêu vượt trước.

img-1308.png
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu làm rõ một số vấn đề tại phiên chất vấn

Về nhân lực số, Hà Nội có các trường đứng đầu trong cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đang chuyển đổi số mạnh mẽ. Việc kê khai nộp thuế điện tử chiếm 99,9%. Hà Nội cũng là đơn vị dẫn đầu trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế số. Năm 2024, số liệu thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt trên 38.000 tỷ đồng, chiếm 22% trong tổng thu từ sản xuất, kinh doanh, tăng 32% so với cùng kỳ. Riêng tổng thu từ thương mại điện tử chiếm 22%, là tiêu chí để đánh giá, xác định chỉ số về kinh tế số. Hà Nội hiện nay đang phối hợp cùng các chuyên gia, đơn vị trên địa bàn đánh giá số liệu của năm 2024 và ước đạt khoảng 23,6%.

Về phương hướng trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 trụ cột, trong đó giải pháp là bám sát tư tưởng chỉ đạo tại 7 định hướng chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, coi chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển nhanh, bền vững. Chuyển đổi số toàn diện với 3 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) và 2 nền tảng (dữ liệu số và văn hóa số).

Về kinh tế số, Hà Nội tiếp tục hoàn thiện 5 “sẵn sàng” về hạ tầng gồm điện sóng 5G và dữ liệu kết nối; giao thông tốc độ cao với hệ thống logistics thuận tiện, giao hàng nhanh chóng chi phí thấp; ngân hàng số và thanh toán cho vay online; chính quyền số với khung pháp lý rõ ràng minh bạch, thể chế thông thoáng, tiêu chuẩn định mức được ban hành; tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao trí tuệ nhân tạo và chip bán dẫn; công nghệ kết hợp con người, nguồn nhân lực số chất lượng cao và vai trò người đứng đầu quan trọng nhất.

Phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Hồ Vân Nga (Tổ Hai Bà Trưng) về việc triển khai khu logistics, cảng cạn trên địa bàn thành phố thời gian qua còn chậm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhận định vấn đề đại biểu nêu là đúng. Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền thông tin, từ năm 2021 cho đến nay, trên địa bàn thành phố đã đi vào hoạt động 1 trung tâm logistics, 5 trung tâm thương mại, 30 siêu thị, 205 cửa hàng tiện ích và 110 điểm bán giới thiệu sản phẩm OCOP; đi vào hoạt động 7 chợ, đã hoàn thành đầu tư 5 chợ.

Trong quý I.2024, thành phố đã bổ sung 2 danh mục dự án để đưa vào kêu gọi đầu tư là chợ đầu mối của Gia Lâm và Mê Linh. Chợ đầu mối tại Yên Thường, Gia Lâm, với quy mô 125ha, Tập đoàn T&T đang nghiên cứu cùng các đối tác để đầu tư. Với quy mô lớn, chợ kỳ vọng sẽ là đầu mối bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm cho Thủ đô. Về các khu outlet, vừa qua thành phố đã tập trung chỉ đạo, quyết liệt bố trí quỹ đất hơn 70ha cách Sân bay Nội Bài 7km để làm khu outlet, sẽ tập trung bán sản phẩm chất lượng cao, thu hút nguồn ngoại tệ.

Về một số nội dung liên quan đến cảng cạn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, hiện cảng ở Kim Hoa, Mê Linh đã bắt đầu hoàn thành, thành phố đang đôn đốc đưa vào sử dụng. Cảng tại Cổ Bi, Gia Lâm hiện đang phát sinh vấn đề liên quan đến năng lực của chủ đầu tư, thành phố đã đôn đốc và chủ đầu tư đã cam kết tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Liên quan đến ý kiến của đại biểu chất vấn về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, thành phố đã bổ sung mục tiêu phấn đấu đạt 70% nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực tiễn, với phương châm phát triển nông nghiệp Thủ đô khác các địa phương khác, tập trung đa lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế cao nhất, thành phố chuyển đổi mô hình đầu tư nông nghiệp hữu cơ “mùa nào, thức ấy” sang tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao đối với một số sản phẩm, lĩnh vực vào địa bàn phù hợp, phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch.

Chuyển động

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân

Chiều 13.11, HĐND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) hai cấp tỉnh và huyện năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh chủ trì hội nghị.

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát
Chuyển động

HĐND tỉnh Hòa Bình nỗ lực đổi mới hoạt động giám sát

Tại Hội nghị giao ban, tổng kết công tác HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương đề nghị, HĐND các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò, chất lượng hiệu quả hoạt động. Đồng thời, cải tiến, đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động giám sát tại kỳ họp; tổ chức thực hiện chương trình giám sát và nâng cao chất lượng các cuộc giám sát chuyên đề năm 2025.

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: Cử tri kiến nghị xem xét kéo điện lưới thắp sáng cho khu tái định cư

Sáng 7.1, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng gồm các đại biểu Đỗ Văn Thắng (Bí thư Huyện ủy Quảng Hòa); Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đàm Thu Hằng; Chánh Văn phòng Huyện ủy Quảng Hòa Phan Văn Cầu đã tiếp xúc cử tri (TXCT) sau Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh Khóa XVIII tại thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa.

Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
Hội đồng nhân dân

Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Chiều 3.1, tại TP. Vinh, HĐND tỉnh Nghệ An Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề). Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Hội đồng nhân dân

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ngày 26.12, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng chủ trì và điều hành hội thảo.