Hà Nội tập trung giải quyết 8-10 điểm ùn tắc giao thông

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

Theo đó, Thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả, phấn đấu năm 2025 đạt 20% và tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10.7.2019 của HĐND Thành phố. Đồng thời, phấn đấu tiếp tục kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2024 trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương.

Tập trung giải quyết từ 8 - 10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; kịp thời xử lý những điểm có nguy cơ phát sinh ùn tắc giao thông mới, các điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông đường bộ.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Công tác tổ chức giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.

Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành giao thông. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Thực hiện công tác chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, phân luồng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

image00120250115213708.jpg
Hà Nội tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác tổ chức giao thông trên địa bàn toàn Thành phố, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông. Xử lý, khắc phục các điểm hay xảy ra tai nạn giao thông đường bộ, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ trên hệ thống đường bộ quản lý theo phân cấp. Tổ chức thực hiện và đôn đốc các địa phương tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông theo thẩm quyền và quy định pháp luật. Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Ất Tỵ năm 2025. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông.

Công an Thành phố chủ trì thực hiện công tác chỉ huy, điều hành giao thông; tổ chức chốt trực hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực, các vị trí có mật độ giao thông có, có nguy cơ ùn tắc giao thông.

Thông qua công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm, ghi nhận các trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sỹ, người lao động, học sinh, sinh viên trong các cơ quan, đơn vị, trường học vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, thông báo đến cơ quan, đơn vị chủ quản của người vi phạm và Sở Nội vụ để xử lý theo thẩm quyền; các trường hợp thanh thiếu niên, học sinh điều khiển phương tiện cơ giới khi chưa đủ quy định để thông báo về Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường học, gia đình học sinh, thanh thiếu niên và xử lý nghiêm, kiên quyết trách nhiệm người giao phương tiện.

Phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an trong công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường cao tốc qua địa bàn Hà Nội.

UBND Thành phố yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ trong lực lượng vũ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội phải gương mẫu đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, xây dựng hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố.

Giao thông

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông
Giao thông

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông

Sau hai tuần thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, tỉnh Nghệ An đã đạt những kết quả tích cực khi phần lớn người dân nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Đây được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc nâng cao ý thức của người dân.

Thực hiện Nghị định 168: Người dân thủ đô “ngăn nắp” trước vạch dừng đèn đỏ
Xã hội

Thực hiện Nghị định 168: Người dân thủ đô “ngăn nắp” trước vạch dừng đèn đỏ

Sau 2 tuần thực thi Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hình ảnh lộn xộn, ngổn ngang khi dừng đèn đỏ đã gần như biến mất. Thay vào đó là sự “ngăn nắp” tuân thủ của người tham gia giao thông Thủ đô.

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông
Giao thông

Hình thành thói quen tự giác và trách nhiệm với cộng đồng trong tham gia giao thông

Theo đánh giá của lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh, sau hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức của người dân đã nâng cao khi tham gia giao thông. Các hình thức xử phạt thiết kế theo hướng tăng cao sau những “lấn cấn” ban đầu đã được người dân đồng tình vì tạo ra một thói quen mới - thói quen tự giác trong chấp hành các quy định của pháp luật và trách nhiệm của công dân với cộng đồng xã hội.

Ảnh minh họa
Giao thông

Nghị định 168 tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức tham gia giao thông

Sau hai tuần thực thi Nghị định 168 đã tạo chuyển biến lớn trong ý thức khi hầu hết người tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của  pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tình hình tai nạn giao thông có chuyển biến rõ rệt, giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước liền kề.

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô
Giao thông

Nghị định 168: Định hình nét văn hoá giao thông Thủ đô

Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông khá tốt, không phát hiện nhiều hành vi vi phạm thuộc về các lỗi cơ bản như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm...tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ và thời gian trước.

Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại
Giao thông

Nghị Định 168: Bước tiến quan trọng để xây dựng môi trường giao thông văn minh, hiện đại

Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam vẫn còn là một thách thức lớn, gây thiệt hại không chỉ về con người mà còn về kinh tế và xã hội. Trước tình hình nêu trên, việc áp dụng Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) là vô cùng cần thiết để tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật giao thông, và bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Đề xuất đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm trên cao tốc ở Hà Tĩnh để đảm bảo lưu thông an toàn
Xã hội

Đề xuất đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm trên cao tốc ở Hà Tĩnh để đảm bảo lưu thông an toàn

Cho rằng nếu khai thác một hầm bên phải của hầm Đèo Bụt - hầm đường bộ duy nhất trên cao tốc qua tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, do đó địa phương này đã có văn bản đề xuất đầu tư hoàn chỉnh 2 ống hầm trên cao tốc nhằm đảm bảo lưu thông được an toàn.