Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

Khó khăn trong truy xuất nguồn gốc

Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 1.446 cửa hàng kinh doanh trái cây. Triển khai Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025” , đến thời điểm này có 1.220 cửa hàng đã được cấp đăng ký kinh doanh (đạt 84,4%); 1.388 đã cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, đạt tỷ lệ 96 %; 1.227 cửa hàng có trang thiết bị bảo quản trái cây; 1.088 cửa hàng có trang thiết bị giám sát chất lượng trái cây; 1.272 cửa hàng có quầy, kệ trưng bày; 1.358 cửa hàng có trang thiết bị vận chuyển trái cây; 1.190 cửa hàng có giấy tờ chứng minh nguồn gốc trái cây; 1.108 cửa hàng có tem truy xuất nguồn gốc…

trqai-cay-via-he.jpg
Những điểm kinh doanh tự phát tại vỉa hè, lòng đường không bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ bị xóa bỏ. Ảnh: ITN

Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết, thời gian qua, thực hiện Đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố, Sở Công thương Hà Nội phối hợp các Sở, ngành chức năng tiếp tục triển khai giao thương, kết nối cung ứng thực phẩm, trái cây an toàn cho hệ thống phân phối của Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sở tổ chức đoàn khảo sát vùng sản xuất và hỗ trợ quảng bá, kết nối sản phẩm trái cây, nông sản tại tỉnh, thành phố với các cơ sở tiêu thụ của Hà Nội. Đồng thời, thông tin các sự kiện, hội chợ do các tỉnh, thành phố tổ chức đến các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Hà Nội nghiên cứu, đăng ký tham gia.

UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì, xây dựng 191 tuyến phố không kinh doanh trái cây lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Một số địa phương xây dựng được nhiều tuyến phố không kinh doanh trái cây tại lòng đường, vỉa hè như quận Long Biên 97 tuyến, Đống Đa 30 tuyến, Hoàn Kiếm 16 tuyến, Thanh Xuân 11 tuyến, Cầu Giấy 11 tuyến. Cùng đó, UBND các quận, huyện, thị xã đã hướng dẫn, kiểm tra các điều kiện, cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn” cho 1.089 trong tổng số 1.446 cơ sở đáp ứng yêu cầu (tăng 4 điểm nhận diện so với Quý II.2024), đạt tỷ lệ 75,3%.

Ông Hiệp cũng cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2024, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, qua đó góp phần từng bước kiểm soát chất lượng sản phẩm trái cây lưu thông trên thị trường phục vụ nhân dân Thủ đô.

Công tác thanh kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố được tăng cường, góp phần tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định về pháp luật trong kinh doanh trái cây an toàn. Hầu hết các sản phẩm trái cây khi lấy mẫu giám sát cho kết quả cơ bản bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu phân tích.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh, với hình thức đa dạng, phong phú. Thông qua đó, hầu hết các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nắm bắt và có ý thức chấp hành quy định về an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng có ý thức và quan tâm hơn đến việc lựa chọn sản phẩm trái cây an toàn, nguồn gốc rõ ràng tại các cửa hàng kinh doanh trái cây được cấp biển nhận diện và các siêu thị, trung tâm thương mại.

Phần mềm hệ thống quản lý thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc trái cây kinh doanh trên địa bàn Hà Nội tiếp tục duy trì và hoàn thiện, xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống tiếp tục thu được hiệu quả.

Cũng trong thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển tổ chức chương trình tập huấn “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm TP. Hà Nội, công cụ chuyển đổi số trong thương mại điện tử, kết nối cung cầu, bảo vệ người tiêu dùng, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Thủ đô trong hội nhập kinh tế” thu hút 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, HTX, chủ thể OCOP tham dự- Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Thế Hiệp cho biết.

Tuy nhiên, từ thực tế kiểm tra của Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho thấy, công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng trái cây, truy xuất nguồn gốc sản phẩm trái cây kinh doanh tại các cửa hàng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân được chỉ rõ là do các cửa hàng kinh doanh trái cây nhỏ lẻ hầu hết nhập hàng từ chợ đầu mối, không mua trực tiếp từ nhà sản xuất nên gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc. Các hộ kinh doanh nhỏ lẻ mua gom nhiều mặt hàng với số lượng ít nên tâm lý ngại lấy các giấy tờ để chứng minh nguồn gốc với lý do người bán hàng không cung cấp thông tin, dẫn đến chỉ xuất trình được hóa đơn bán lẻ ghi chép không rõ ràng… Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm tuyến huyện, tuyến xã còn thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi, không có chuyên môn về an toàn thực phẩm nên quá trình triển khai thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn.

100% cửa hàng kinh doanh trái cây được cấp biển nhận diện

Để tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành, đơn vị liên quan trong công tác quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn TP, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ngày 18.11.2024 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch số 328/KH-UBND về việc triển khai Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.”.

nhan-dien.jpg
Hà Nội phấn đấu cấp biển nhận diện trái cây an toàn cho toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây. Ảnh: ITN

Theo đó, mục tiêu của Đề án: năm 2025, phấn đấu 100% cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% cửa hàng kinh doanh thuộc đối tượng của Đề án được cấp biển nhận diện "cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây bảo đảm chất lượng, lưu giữ trái cây tươi theo quy định khi đến tay người tiêu dùng...

TP. Hà Nội có hơn 10 triệu người sinh sống, học tập, làm việc, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn rất lớn. Trong đó, trái cây là một trong những sản phẩm thiết yếu được người dân mua sắm và tiêu dùng hàng ngày.

Là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết: từ nay đến cuối năm 2024, Sở Công thương Hà Nội sẽ phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các quy định về quản lý, kinh doanh trái cây trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tiếp tục công khai các cơ sở được cấp biển nhận diện, cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm để người tiêu dùng nắm rõ, lựa chọn. Sở và các địa phương hướng dẫn chủ các cửa hàng kinh doanh trái cây hoàn thiện thủ tục, điều kiện kinh doanh đáp ứng các quy định của pháp luật. Thành phố dự kiến, 100% cửa hàng có đăng ký kinh doanh, 100% người trực tiếp kinh doanh trái cây được khám sức khỏe và xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm. 100% cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đề án được cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Hà Nội sẽ kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý, kinh doanh trái cây, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tiếp tục tổ chức các chương trình liên kết vùng, hội nghị giao thương kết nối cung - cầu sản phẩm trái cây, lễ hội trái cây, tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố, hội chợ tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn… để đưa các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng của các tỉnh về tiêu thụ trên địa bàn thành phố và vào các kênh phân phối hiện đại.

Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của Sở Công Thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương, tin rằng Đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025 sẽ từng bước kiểm soát chất lượng sản phẩm trái cây lưu thông trên thị trường phục vụ người dân Thủ đô.

Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng
Đời sống

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...

Đưa giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển đất nước
Xã hội

Đưa giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển đất nước

Ngày 10.12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 15 năm triển khai Chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28.1.2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Ảnh minh họa
Đời sống

Tập trung đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chi chặt chẽ

Trong thời gian còn lại của năm, Kho bạc Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt với cơ quan thu ngân sách để tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời, kiểm soát chi đúng quy định, thanh toán vốn kịp thời để góp phần thực hiện mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công.

“CHIN-SU một triệu bữa cơm có thịt” tiếp sức các điểm trường vùng cao năm thứ 2
Đời sống

“CHIN-SU một triệu bữa cơm có thịt” tiếp sức các điểm trường vùng cao năm thứ 2

Năm học 2024 – 2025, chương trình “CHIN-SU Một triệu bữa cơm có thịt” phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp tục năm thứ hai đồng hành cùng các em học sinh hoàn cảnh khó khăn. Với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, chương trình dự kiến thực hiện hơn 1 triệu bữa cơm có thịt cho các em học sinh tại gần 100 điểm trường ở 9 tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Đa dạng hóa nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đời sống

Đa dạng hóa nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Dự kiến đến hết năm 2025, tỉnh Bắc Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ 1,5 - 2,5%/năm; 13 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 122 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%. Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 97,2%.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ các đơn vị tham gia luyện tập.
Đời sống

Thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết nhất trí của Quân đội

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đang đến rất gần; đây là sự kiện quan trọng, là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, do đó sẽ mang ý nghĩa to lớn với Việt Nam; hứa hẹn với sự tham gia đông đảo các đoàn đại biểu quốc tế.

Nhân viên ngành điện thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị phục vụ công tác đóng điện
Đời sống

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành

Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công giai đoạn 1, Dự án Trạm biến áp (TBA) 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án đặc biệt quan trọng, cung cấp điện cho Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - công trình trọng điểm quốc gia. Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức, Chủ tịch Công đoàn EVNSPC Lê Xuân Thái trực tiếp có mặt tại công trình để chỉ đạo, động viên công tác đóng điện.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hạnh Nhung
Đời sống

Hướng tới lực lượng lao động xanh vì tương lai bền vững

Ngày 7.12, tại Hà Nội, Ban Cố vấn Thanh niên thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số và Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Chương trình Tọa đàm và Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024 với chủ đề “Hướng tới lực lượng lao động xanh vì một tương lai bền vững”.