Hà Nội: Tăng cường giám sát, phát hiện bệnh Sởi trên địa bàn thành phố

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 1313/SYT-NVY về tăng cường công tác giám sát bệnh Sởi trên địa bàn thành phố. Các đơn vị tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế, tổ chức cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời không để dịch lây lan.

Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội tăng cường giám sát chặt chẽ diễn biến dịch các trường hợp nghi Sởi/Rubella trên địa bàn thành phố kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xác định trường hợp mắc bệnh.

Hướng dẫn chuyên môn cho Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã về giám sát và triển khai xử lý ổ dịch triệt để không để dịch lan rộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát đối tượng tiêm vaccine sởi để không bỏ sót đối tượng; có kế hoạch bố trí đủ vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, việc tiêm vaccine là để phòng chống dịch cho trẻ từ đủ 9- 12 tháng tuổi và vắc xin sởi cho trẻ 18-24 tháng tuổi.

Thường xuyên kiểm tra công tác tiêm chủng cũng như phòng chống dịch của các quận, huyện, thị xã.

Hà Nội: Tăng cường công tác giám sát, phát hiện bệnh Sởi trên địa bàn thành phố -0
Người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để phòng chống dịch bệnh (Ảnh minh họa)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội tăng cường phối hợp với báo, đài đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch sởi như: đi tiêm chủng đủ liều vaccine phòng sởi; khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai cần đi tiêm vaccine phòng bệnh Sởi – Rubella; tăng cường vệ sinh cá nhân; nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh; khi phát hiện người bệnh cần phải đi khám, cách ly và điều trị kịp thời.

Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng và các cơ sở y tế được phân công giám sát; lấy mẫu trường hợp nghi ngờ Sởi/Rubella gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội để xét nghiệm, tổ chức cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời không để dịch lây lan.

Tổ chức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh Sởi.

Phối hợp phòng Y tế rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh Sởi, triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vaccine Sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine Sởi – Rubella cho trẻ 18 tháng tuổi.

Các Trung tâm Y tế hướng dẫn và yêu cầu tất cả các phòng tiêm chủng trên địa bàn phải nhập phiếu điều tra vào phần mềm giám sát Sởi/Rubella, việc tiêm vaccine là để phòng chống dịch cho trẻ từ đủ 9- 12 tháng tuổi và vaccine sởi cho trẻ 18-24 tháng tuổi.

Các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập tổ chức phân luồng bệnh nhân nghi mắc bệnh Sởi ngay từ khu vực phòng khám; bố trí khu vực khám riêng, buồng bệnh cách ly để cấp cứu, điều trị bệnh Sởi nhằm tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tuyên truyền cho người nhà bệnh nhân về các biện pháp chăm sóc điều trị người bệnh, hạn chế tối đa tiếp xúc, khi chăm sóc tiếp xúc với người bệnh cần phải có khẩu trang y tế để tránh phát tán mầm bệnh.

Đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế về các phác đồ cấp cứu và điều trị bệnh Sởi.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội và Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn trong việc thông báo, trao đổi thông tin về các trường hợp mắc bệnh dịch để chủ động giám sát, xử lý dịch tại cộng đồng.

Sức khỏe

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024
Sức khỏe

Hành trình Thầy thuốc trẻ đã tư vấn, khám bệnh cho khoảng 1,13 triệu lượt người trong năm 2024

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam các cấp đã triển khai được gần 2.700 hoạt động với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 117 tỷ đồng. Số lượng người dân được tư vấn, khám bệnh trực tiếp qua Hành trình đạt khoảng 1,13 triệu lượt người. Trong đó, tính riêng số lượng người dân được sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đạt hơn 1 triệu người…

Hiệu quả từ công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến
Sức khỏe

Hiệu quả từ công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến

Xác định củng cố chuyên môn, phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ngay từ tuyến y tế cơ sở có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm quá tải cho tuyến trên. Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Sóc Trăng nỗ lực thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến và đào tạo cho các cơ sở y tế tuyến dưới.

Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh
Tư vấn

Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh

Mày đay là bệnh dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính vào thời điểm thời tiết lạnh và chuyển mùa. Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025
Sức khỏe

Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025. Đây là nội dung trong Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa được đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua chiều nay.

Người phụ nữ nguy kịch vì sốt mò
Sức khỏe

Người phụ nữ nguy kịch vì sốt mò

Bác sĩ cho biết với bệnh nhân mắc sốt mò, việc sử dụng thuốc đặc hiệu đóng vai trò quyết định trong quá trình điều trị. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả.