Hà Nội: Tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm trường hợp mắc tay chân miệng

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Trong tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 282 trường hợp tại 29/30 quận, huyện, thị xã.

Sở Y tế TP. Hà Nội cho biết, số ca mắc tăng so với cùng kỳ năm 2024 (189 trường hợp), đã ghi nhận các ổ dịch tại trường mầm non mẫu giáo và ổ dịch tại cộng đồng.

benh-nhi-tcm.jpg
Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu mắc bệnh (Ảnh: Sở Y tế Hà Nội)

Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội đã có Văn bản về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng. Theo đó, các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, ghi nhận báo cáo đầy đủ các trường hợp đến khám tại các trạm Y tế, phòng khám đa khoa, duy trì tần suất giám sát chủ động tại các bệnh viện được phân cấp (đảm bảo tối thiểu 2-3 lần/tuần).

Thực hiện truy cập và giám sát trên hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54 của Bộ Y tế ít nhất 2 lần/ngày; phối hợp chặt chẽ với màng lưới y tế trường học đặc biệt là các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn, màng lưới cộng tác viên y tế - dân số để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại trường học và trong cộng đồng.

Đồng thời, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh đối với các trường hợp mắc bệnh có phân độ lâm sàng từ 2b trở lên hoặc các trường hợp bệnh nhân trong ổ dịch.

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khoanh vùng xử lý sớm, triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định, đặc biệt tại các trường mầm non, mẫu giáo, khi có bệnh nhân.

Tổ chức giao ban, tập huấn với các trạm Y tế, mạng lưới y tế học đường để triển khai các hoạt động phòng chống tay chân miệng; hướng dẫn, phối hợp với màng lưới y tế trường học tăng cường thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn phòng, chống tay chân miệng trong trường học đặc biệt là tại các trường mầm non mẫu giáo.

Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh tay chân miệng để nâng cao nhận thức của người dân, cha mẹ học sinh.

Sở Y tế TP. Hà Nội khuyến cáo, bệnh tay chân miệng ở trẻ khi không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Hiện bệnh vẫn chưa có vaccine phòng ngừa, nên bố mẹ cần chủ động thực hiện tốt 6 biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả đối với trẻ, gồm: Vệ sinh tay chân sạch sẽ với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh ăn uống; vệ sinh đồ chơi, đồ dùng; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ và đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Sức khỏe

Amway Việt Nam là doanh nghiệp FDI xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động
Sức khỏe

Amway Việt Nam là doanh nghiệp FDI xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động

Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, vinh dự được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng 2025, hạng mục “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất sắc về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe chủ động”. Đây cũng là lần thứ 9 Amway Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng uy tín này, khẳng định vị thế tiên phong và những đóng góp tích cực của công ty trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.

Đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam
Sức khỏe

Đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá tại Việt Nam

Sáng 23.4, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam tổ chức Tập huấn với chủ đề "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường” nhằm thông tin thêm về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với sản phẩm thuốc lá.

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả
Sức khỏe

Bộ Y tế thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ 21 sản phẩm thuốc bị làm giả. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại được xác định là giả mạo các loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thức.