Hà Nội: Số ca mắc sởi giảm nhẹ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 14 đến 21.2), toàn thành phố ghi nhận 88 trường hợp mắc sởi, 0 tử vong; giảm 26 trường hợp so với tuần trước (114 trường hợp/0 tử vong).

Như vậy, cộng dồn năm 2025 đến nay, thành phố Hà Nội ghi nhận 529 trường hợp sởi tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (0/0).

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 55 trường hợp dưới 6 tháng (10,4%); 75 trường hợp 6-8 tháng (14,2%); 56 trường hợp 9 - 11 tháng (10,6%), 126 trường hợp 1 - 5 tuổi (23,8%), 79 trường hợp 6 - 10 tuổi (14,9%), 138 trường hợp > 10 tuổi (26,1%).

Theo CDC thành phố nhận định, số mắc sởi trong tuần giảm so với tuần trước và vẫn ở mức cao, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, số mắc có xu hướng tăng ở nhóm tuổi 6-8 tháng và trên 10 tuổi, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.

CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý dịch. Đồng thời, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại Hai Bà Trưng, Sơn Tây, Hoài Đức, Mỹ Đức, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Ba Vì, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Oai, Tây Hồ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thanh Xuân.

Cụ thể, tính đến hết ngày 21.2, đã có 27/30 quận, huyện, thị xã tổ chức chiến dịch tiêm sởi; trừ huyện Phúc Thọ, Quốc Oai, Thanh Trì. Kết quả đã tiêm được 6.128/18.300 trẻ (đạt 33% so với tổng số trẻ thuộc diện tiêm chủng), trong đó có 5.743 trẻ được tiêm tại trạm Y tế và 385 trẻ tiêm tại cơ sở dịch vụ.

ee38a2eb801d3e43670c.jpg
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Thanh Oai phát tờ rơi
tuyên truyền phòng chống bệnh cúm tại cộng đồng

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các quận, huyện thực hiện giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại: Long Biên, Thanh Xuân, Quốc Oai, Thanh Trì, Cầu Giấy, Thạch Thất.

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi trên địa bàn cho đối tượng từ đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố. Thực hiện giám sát phát hiện bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Về sốt xuất huyến, Hà Nội ghi nhận 11 trường hợp mắc, 0 tử vong trong tuần vừa qua; giảm 1 trường hợp so với tuần trước (12/0). Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 160 trường hợp mắc, 0 tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2024 (457/0). Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 27 quận, huyện, thị xã. Trong tuần không ghi nhận ổ dịch, cộng dồn năm 2025 ghi nhận 1 ổ dịch đã kết thúc hoạt động.

Với các dịch bệnh khác, CDC thành phố ghi nhận 34 trường hợp mắc tay chân miệng, rải rác tại 15 quận, huyện, thị xã; 29 xã, phường, thị trấn, 0 tử vong, tăng 2 trường hợp so với tuần trước (32/0). Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 130 trường hợp, 0 tử vong; tăng với cùng kỳ năm 2024 (88/0); bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 25 quận, huyện, thị xã.

Trong tuần ghi nhận 2 ổ dịch tay chân miệng tại Nam Đồng (quận Đống Đa) và Văn Khê (huyện Mê Linh) mỗi ổ dịch 2 trường hợp. Số mắc có xu hướng tăng tương tự như thời điểm cùng kỳ năm 2023 và 2024, ghi nhận một số ổ dịch quy mô nhỏ ở cộng đồng.

Cũng theo CDC Hà Nội, từ đầu năm 2025, thành phố chưa có trường hợp người mắc bệnh dại. Còn trong tuần, cơ quan chuyên môn ghi nhận 1 ổ dịch dại trên chó tại xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn. Đây là trường hợp chó mắc dại là một con chó chạy rông, không rõ nguồn gốc, giống chó cảnh, nặng khoảng 7kg, kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút dại ngày 14.2 của Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương. Có 3 người phơi nhiễm với con chó dại gồm: 1 người dân bị chó vào nhà cắn vào bàn tay, 1 bác sĩ thú y chặt đầu chó mang xét nghiệm, 1 người hàng xóm làm thịt phần thân con chó. Các trường hợp này đã được tư vấn điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh theo quy định.

Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 2 ổ dịch dại trên chó tại Ngô Quyền, Sơn Tây và Tân Dân, Sóc Sơn, nguy cơ có thể ghi nhận ca bệnh dại trên người trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Trong thời gian tới, nganh y tế Thủ đô xác định tổ chức hoạt động giám sát chặt chẽ đối với các trường hợp sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Thường xuyên phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, tay chân miệng, thủy đậu... trong trường học; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vắc xin trong trường học cũng như việc rà soát, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch trên động vật như cúm gia cầm, bệnh dại; triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Song song với đó, các quận, huyện tăng cường truyền thông về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân đặc biệt là cúm, sởi để người dân chủ động thực hiện; tuyên truyền người dân chủ động đi tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch tiêm chủng bổ sung do ngành Y tế triển khai.

Sức khỏe

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ
Giáo dục

Giáo sư Trần Xuân Bách nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025 tại Atlanta, Hoa Kỳ

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Hiệp hội các Đại học Sức khỏe Toàn cầu (CUGH) diễn ra từ ngày 20-23.2.2025 tại thành phố Atlanta, Hoa Kỳ, GS. TS. Trần Xuân Bách (Giảng viên Trường Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã vinh dự nhận Giải thưởng Lãnh đạo Đổi mới Y tế Toàn cầu 2025.

Bộ Y tế lên tiếng vụ bệnh nhân "tố" bác sĩ "tắc trách" tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Sức khỏe

Bộ Y tế lên tiếng vụ bệnh nhân "tố" bác sĩ "tắc trách" tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Liên quan đến câu chuyện của sản phụ Q.A (sinh năm 1997, quê Bắc Giang) về quá trình điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang gây xôn xao trên mạng xã hội, ngày 22.2, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu bệnh viện kiểm tra, xác minh và báo cáo.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương lên tiếng vụ bệnh nhân "tố" bác sĩ gây xôn xao
Sức khỏe

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương lên tiếng vụ bệnh nhân "tố" bác sĩ gây xôn xao

Tối ngày 21.2, trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, GS.TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định: “Đây là ca bệnh rất khó trong dọa đẻ non vì thai quá non kèm theo rỉ ối, các bác sĩ đã tiên lượng khó có khả năng giữ thai. Bệnh viện đã làm đúng quy trình và điều trị theo đúng phác đồ với thuốc tốt nhất cho bệnh nhân”.