Hà Nội: Sẽ hoàn thành nạo vét tổng thể sông Tô Lịch trong tháng 8.2025

Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 40/TB-VPUB ngày 5.2.2025 về kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường.

Nghiên cứu xây dựng các đập dâng trên sông Tô Lịch

Theo đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Văn bản số 741/VPCP-NN ngày 26.1.2025 của Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Thành phố và các sở, ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát toàn bộ các cửa xả nước thải dọc sông Tô Lịch để bổ sung hệ thống cống thu gom triệt để nước thải 2 bên sông Tô Lịch về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Nghiên cứu xây dựng các đập dâng trên sông Tô Lịch (bao gồm đập chữ T tại ngã ba sông Tô Lịch gần chùa Long Quang, huyện Thanh Trì và các đập cao su giữ mực nước trên sông) để bổ sung vào dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đang triển khai.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh dự án, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định, hoàn thành trước ngày 7.2 để trình HĐND thành phố (nếu cần); hoàn chỉnh các thủ tục bổ sung vào gói thầu số 2 của dự án để thi công hoàn thành trong tháng 8.2025; rà soát lại các cửa xả nước mưa đã thực hiện dọc sông Tô Lịch thuộc dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá để chỉnh trang, đảm bảo mỹ quan đô thị.

878c6500-860c-4159-9111-f9827ae19eec.jpg
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu cơ bản hoàn thành nạo vét tổng thể sông Tô Lịch trong tháng 8.2025. Ảnh: A.V

Trên cơ sở hồ sơ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thẩm định dự án, báo cáo UBND thành phố xem xét, trình HĐND thành phố điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án (nếu cần), hoàn thành trước ngày 10.2.2025; tham mưu UBND thành phố văn bản gửi Thường trực HĐND thành phố đề xuất bổ sung nội dung điều chỉnh chủ trương dự án hệ thống nước thải Yên Xá vào chương trình kỳ họp bất thường của HĐND thành phố dự kiến diễn ra trong tháng 2.2025.

Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện ngay việc nạo vét tổng thể sông Tô Lịch, cơ bản hoàn thành trong tháng 8.2025.

Về chỉnh trang 2 bên sông Tô Lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện dọc sông Tô Lịch trang trí, vệ sinh môi trường đảm bảo cảnh quan đô thị. Trước mắt, UBND các quận, huyện dọc sông Tô Lịch vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, đất thải, trồng cây hoa, cây cảnh tạo cảnh quan.

Vừa bổ cập nước sông Tô Lịch vừa điều tiết mực nước hồ Tây ổn định

Về việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch, trong giai đoạn trước mắt, thành phố giao UBND quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ngành nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành trung ương về việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, khẩn trương đề xuất phương án sử dụng nguồn nước từ sông Hồng và nguồn nước sau xử lý của nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để bổ cập nước cho hồ Tây (qua hồ trung gian là hồ Sen) đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ Tây.

Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu, đề xuất phương án lấy nước từ hồ Tây để bổ cập cho sông Tô Lịch trong trường hợp cần thiết để giữ mực nước sông Tô Lịch qua cửa điều tiết hồ Tây A - Cống Đõ - mương Thụy Khuê hoàn thành trong tháng 8/2025.

Về lâu dài, thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ rà soát các quy hoạch có liên quan, nghiên cứu kỹ, đề xuất phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo trục đường Võ Chí Công (có kết nối với việc bổ cập nước giai đoạn trước mắt đã triển khai) đảm bảo vừa bổ cập nước sông Tô Lịch vừa điều tiết mực nước hồ Tây được ổn định.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND quận Tây Hồ thường xuyên quan trắc, đánh giá chất lượng nguồn nước sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để đảm bảo nước thải sau xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường đồng thời phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố giao UBND quận Tây Hồ quản lý hồ Sen, để thực hiện việc cải tạo, nạo vét làm hồ lắng trung gian và đầu tư hệ thống đường cống bổ cập nước cho hồ Tây khi cần thiết, tạo cảnh quan môi trường và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái của hồ Tây.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận Tây Hồ và các sở, ngành liên quan được yêu cầu đẩy nhanh các thủ tục đầu tư và triển khai đầu tư dự án xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải xung quanh khu vực hồ Tây, đảm bảo việc thu gom triệt để toàn bộ nguồn nước thải quanh hồ Tây.

Về việc thu gom, xử lý nước thải khu vực hồ Trúc Bạch, Chủ tịch UBND thành phố giao UBND quận Ba Đình tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực hồ Trúc Bạch, để đảm bảo chất lượng nước hồ Trúc Bạch.

Địa phương

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 thu hút hàng nghìn du khách đến với thành phố cà phê
Địa phương

TP. Buôn Ma Thuột: Tăng tốc bứt phá sau quý I

Quý I.2025 khép lại với nhiều gam màu tươi sáng trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của TP. Buôn Ma Thuột. Từ ổn định thị trường, đẩy mạnh sản xuất, đến bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh trật tự, thành phố đang thể hiện quyết tâm rõ rệt trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng
Địa phương

Long An - từ vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đến vị thế phát triển tiềm năng

50 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, cũng là khoảng thời gian tỉnh Long An - vùng đất “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” đi qua muôn vàn khó khăn, thách thức, để hôm nay tự hào đứng vào hàng ngũ những địa phương phát triển năng động bậc nhất khu vực ĐBSCL và cả nước.

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Trên đường phát triển

Đắk Lắk đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã dành nhiều nguồn lực và sự quan tâm cho lĩnh vực then chốt này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng, đặc biệt là ở phân khúc nguồn nhân lực chất lượng cao.

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh - 50 năm không ngừng đổi mới, kiến tạo

Tinh thần “năng động, sáng tạo, dám nghĩ - dám làm” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành sức mạnh nội sinh, xuyên suốt các giai đoạn phát triển của TP. Hồ Chí Minh. Chính tinh thần ấy là nền tảng lớn nhất để trong suốt 50 năm qua, thành phố không ngừng đổi mới, kiến tạo, từng bước vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh lớn lao đối với cả nước.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…