Hà Nội quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên

Để có thể hoàn thành kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên, cả hệ thống chính trị Thủ đô xác định trước hết cần thực hiện công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, Hà Nội sẽ tiên phong trong thực hiện những tư duy mới, cách làm mới, tập trung vào đẩy mạnh động lực tăng trưởng truyền thống, tối đa hóa hiệu quả đầu tư, đưa giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95%.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Bám sát kế hoạch của Thành ủy nhằm triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo kết luận tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và chỉ đạo tại Nghị quyết số 25/NQ-CP (ngày 5.2.2025) của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI đã thông qua Nghị quyết bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.

Đại biểu HĐND thành phố bấm nút thông qua Nghị quyết bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên tại Kỳ họp thứ 21 HĐND TP Hà Nội. Ảnh: Phi Long
Đại biểu HĐND thành phố bấm nút thông qua Nghị quyết bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên tại Kỳ họp thứ 21 HĐND TP Hà Nội. Ảnh: Phi Long

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, HĐND thành phố Hà Nội đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, thành phố sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và cải cách thủ tục hành chính. Bảo đảm tiến độ xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi); xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện phân cấp, ủy quyền triệt để trong từng ngành, lĩnh vực… Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và nâng cao chất lượng, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp; tháo gỡ khó khăn, "điểm nghẽn", vướng mắc trong sản xuất kinh doanh và triển khai các dự án đầu tư cả trong và ngoài ngân sách...

Bên cạnh đó, thành phố cần phát huy tối đa và làm mới các động lực truyền thống. Trong đó, tập trung khơi thông, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, xây dựng kế hoạch tiến độ, giải ngân từng tháng, từng dự án ngay từ đầu năm, phấn đấu giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025 đạt trên 95%. Nhằm cụ thể hóa mục tiêu trên, thành phố sẽ tập trung cao độ, giải quyết khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án, trọng tâm là các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương; các dự án thực hiện đã quá thời gian bố trí kế hoạch vốn…

Đáng chú ý, Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như khởi công cầu Tứ Liên, Tuyến đường sắt đô thị số 5… Đồng thời, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đối với các dự án thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố hỗ trợ mục tiêu; giải ngân 100% kế hoạch đầu tư công ngân sách cấp huyện.

Chuẩn bị đầu tư phát triển 5 trục động lực cho Thủ đô

Xác định cần thúc đẩy đầu tư tư nhân, các ngành công nghiệp có thế mạnh, UBND thành phố khẳng định: sẽ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức các diễn đàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh; phấn đấu số doanh nghiệp đăng ký mới tăng trên 2%... Đồng thời, tích cực rà soát, tháo gỡ các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, phấn đấu có ít nhất 50% số dự án khởi động lại; phấn đấu vốn đầu tư trong nước ngoài ngân sách tăng trên 18% và vốn FDI đăng ký đạt khoảng 3 tỷ USD.

Trong năm 2025, thành phố cũng xác định việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, mở rộng không gian phát triển với việc chuẩn bị đầu tư hạ tầng để từng bước hình thành thành phố phía Tây (đẩy nhanh tiến độ Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô; chuẩn bị đầu tư và khởi công cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát); thành phố phía Bắc sông Hồng (khởi công Tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc - Xuân Mai); đẩy nhanh tiến độ Đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; Quốc lộ 6; trục tây Thăng Long...). Đồng thời, chuẩn bị đầu tư để phát triển 5 trục động lực, bao gồm trục sông Hồng; trục Hồ Tây - Cổ Loa; trục Nhật Tân - Nội Bài; trục Hồ Tây - Ba Vì và trục phía Nam.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo bằng nhiều giải pháp cụ thể. Điển hình, như: khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; thực hiện hỗ trợ một số doanh nghiệp triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo có hiệu quả để định hướng, dẫn dắt hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp; Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%... Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số làm nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số. Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật…; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 30%.

Đặc biệt, sẽ phát triển các mô hình tăng trưởng mới; nâng cao năng suất lao động; tổng kết, nhân rộng các mô hình tăng trưởng mới. Đó là: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế đô thị, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo, trí tuệ nhân tạo; đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế đêm thông qua các loại hình dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí…

Địa phương

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Địa phương

Rà soát, loại bỏ ngay những thủ tục hành chính là rào cản phát triển

Tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản
Địa phương

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản

Ngày 14.3, Thường trực Huyện ủy Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung về đột phá phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gạo sang thị trường Nhật Bản với các nhà đầu tư.

Lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác giải quyết thủ tục hành chính cho công dân tại Trung tâm hành chính công của tỉnh
Địa phương

Không bỏ trống địa bàn trong quá trình tinh gọn bộ máy

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Đề án số 25 của Đảng ủy Công an Trung ương, Công an tỉnh Thanh Hóa gương mẫu triển khai, hoàn thành tổ chức mô hình công an địa phương 2 cấp; đồng thời, tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ từ một số sở, ngành chuyển trao cho lực lượng công an theo phương châm “Triển khai thực hiện mô hình mới bảo đảm nhanh gọn, không làm gián đoạn hoạt động thường xuyên, không bỏ trống địa bàn, mang lại hiệu quả cao”.

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột
Trên đường phát triển

Chặn dòng, tích nước dự án hồ thủy lợi nghìn tỷ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Dự án hồ thủy lợi Ea Tam sau khi hoàn thiện sẽ bảo đảm điều tiết được trên 1 triệu m3 nước để phục vụ nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người dân trong khu vực thành phố và lân cận. Công trình cũng được kỳ vọng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch, kêu gọi đầu tư và mở rộng không gian đô thị quanh vùng dự án.

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường
Địa phương

Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường

Hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội" diễn ra vào sáng ngày 14.3 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức đã khẳng định tầm quan trọng và tính khả thi đối với vấn đề giải quyết ô nhiễm của thành phố Hà Nội.

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững
Địa phương

Liên kết chuỗi để phát triển cà phê bền vững

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, ngày 13.3, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo “Nông dân với phát triển cà phê bền vững” nhằm hướng các hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tại Móng Cái
Địa phương

Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tại Móng Cái

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Móng Cái – Quảng Ninh là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh). Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính
Trên đường phát triển

Hà Nội: Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12.3.2025 về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình; cung cấp dịch vụ số mới được cá nhân hóa, dựa trên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.