Hà Nội: Những nhà giáo tiên phong "hết mình" với tiết dạy đổi mới, sáng tạo

“Một thầy giáo tốt như một ngọn lửa - ngọn lửa cháy để soi đường cho những người khác”, thầy cô luôn là người hết lòng dìu dắt những mầm non tương lai trở thành những công dân có ích cho đất nước. 

Thầy Hùng Anh và cách làm sáng tạo để quan tâm tới học sinh

Thầy giáo Hùng Anh là một giáo viên trẻ, năng động của trường THCS Nguyễn Công Trứ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Năm 2017, Thầy về công tác tại trường với cương vị là giáo viên bộ môn toán. Thầy có giọng nói trầm ấm, cách nói chuyện nhẹ nhàng và tính cách thẳng thắn, thầy đã trở thành một người “bạn” của các cô cậu học trò tuổi mới lớn, là một “chuyên gia tâm lý” đáng tin cậy của học sinh. Chính phong cách ấy đã khiến những bài giảng của thầy luôn được học sinh say mê.

Thầy Hùng Anh đã chứng tỏ chuyên môn vững vàng của mình, sức "thu hút" với học sinh qua việc đào tạo được những thế hệ học sinh, chăm ngoan và nhất là các em đều rất năng động, sáng tạo.

Thầy Hùng Anh cho biết "Niềm say mê của tôi là được khám phá cái mới mang tính sáng tạo. Trong giảng dạy, tôi luôn muốn khơi gợi những điều mới mẻ, khơi gợi sự sáng tạo, tìm tòi ở học sinh, giúp các em phát huy năng lực, trở thành con người năng động, tích cực, sáng tạo và bản lĩnh, phù hợp với yêu cầu của xã hội trong thời đại ngày nay".

Vì thế, không chỉ được truyền dạy kiến thức, các học sinh của thầy còn được truyền ngọn lửa của sự đam mê, sáng tạo. Cũng chính bởi đam mê khám phá mà người giáo viên ấy dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc đào tạo, bồi dưỡng những học sinh giỏi Toán của lớp.

Với năng lực và lòng nhiệt huyết của mình, thầy luôn được các đồng nghiệp ngưỡng mộ, học sinh tin yêu.

Thử thách càng lớn thì độ "thú vị" càng tăng. Những ngày tháng miệt mài ôn luyện cho học sinh lớp 9 là những kỉ niệm khó quên với cả thầy giáo và học sinh.

Thầy Hùng Anh đứng trên bục giảng nhìn xuống lớp học cùng với “12 chiếc đồng hồ giấy”. Một chiếc 7h sáng – giờ đến trường, học trò nào đến muộn sau giờ đó sẽ có “hình phạt” riêng; một chiếc 9h sáng – nhắc nhở học trò cần tập trung tỉnh táo trong mỗi tiết học; một chiếc 11h45 – nhắc việc phải ăn đầy đủ, nghỉ trưa đảm bảo sức khỏe….

Học trò 9A6 của thầy năm ấy có đùa nhau rằng: “Đồng hồ giấy chẳng chạy được, nhưng thầy Hùng Anh là đồng hồ chạy bằng cơm”. Bởi lẽ, cứ giờ 5 phút nào thầy cũng lên lớp: nhìn, ngó, nhắc… Những sáng tạo và sự tận tụy ấy đều xuất phát từ chính tình yêu thương học trò và tâm sáng của thầy. 

Qua quá trình công tác, với nền tảng sẵn có, lại thêm sự chịu khó học hỏi, thầy giáo Hùng Anh ngày càng chứng tỏ được chuyên môn vững vàng, được đồng nghiệp quý mến, được phụ huynh, học sinh tin tưởng và yêu quý. Phụ huynh tin tưởng thầy bởi thầy nhiệt tình, có trách nhiệm, luôn quan tâm đến mọi học sinh.

Học sinh yêu quý thầy bởi thầy gần gũi với các em, chỉ bảo tận tình và luôn đề xướng các hoạt động để các em được phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp. Vì thế, từ những hoạt động thường nhật như: điều hành giờ sinh hoạt lớp hay các hoạt động như tổ chức sinh nhật cho các thành viên, tổ chức Trung thu hay những hoạt động lớn như kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam luôn có những sáng tạo bất ngờ và thú vị.

Lâu nay hầu hết mọi người đều có suy nghĩ, làm nghề dạy trẻ là nghề vất vả và chịu nhiều áp lực nhất. Thế nhưng, thầy cho rằng thầy chưa bao giờ thấy công việc của mình là mệt nhọc và vất vả. Trải qua thời gian, lòng yêu nghề mến trẻ trong thầy vẫn vẹn nguyên.

Với các đồng nghiệp, thầy giáo Hùng Anh luôn là một người thân thiện, cởi mở. Ấn tượng đậm nét nhất về thầy trong mắt đồng nghiệp có lẽ là sự tận tình, say mê trong bất cứ công tác nào, là chất "lửa" ẩn sau vẻ ngoài.

Làm việc nghiêm túc, trách nhiệm và cũng "hết mình" trong các hoạt động phong trào, sẵn lòng trao đổi, giúp đỡ mọi người, đó là lí do khiến thầy được hội đồng sư phạm nhà trường yêu mến.

Không chỉ trong công tác chuyên môn, chủ nhiệm, mà trong cuộc sống thầy luôn mang trong mình một tinh thần trách nhiệm, sẻ chia. Thầy luôn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Đặc biệt thầy là một tấm gương sáng cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung khi thầy là người đã nhặt được một số tiền rất lớn nhưng đã ngay lập tức đến công an phường Nguyễn Trung Trực trình báo. Quả thật, người tốt luôn khởi đầu từ lòng trung thực và một cái tâm thật sáng.

Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - Ngọn lửa cháy sáng của trường Trung học cơ sở Phúc Xá

Dưới mái trường THCS Phúc Xá - quận Ba Đình, có một “ngọn lửa” luôn cháy như vậy suốt cả thập kỷ qua, đã thắp sáng ước mơ biết bao thế hệ học trò, đó là cô giáo Nguyễn Thị Hoàng.

Năm 2023, tại Hội nghị kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 của UBND Quận Ba Đình, cô giáo Nguyễn Thị Hoàng - giáo viên trường THCS Phúc xá đã vinh dự là một trong bảy giáo viên có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” năm học 2022-2023 của quận Ba Đình được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. 

Với tư chất thông minh, chịu khó tìm tòi, ham học hỏi, cô Hoàng luôn đưa vào bài giảng của mình những phương pháp học tập tích cực, hiện đại giúp học sinh dễ hiểu và nâng cao kĩ năng mềm cho các em.  Không chỉ vậy, cô còn khuyến khích các cô cậu trò nhỏ của mình say mê học tập, đạt thành tích tốt. 

Cô Hoàng chia sẻ: “Tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng môn Khoa học tự nhiên cho các em học sinh, giúp các em yêu thích để từ đó tự tìm tòi kiến thức, đồng thời hướng dẫn các em hoàn thiện các kĩ năng khác.” 

Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô Hoàng luôn tâm niệm bản thân mình phải gương mẫu, mình có tốt thì mới là một tấm gương để học sinh noi theo. Không tự bằng lòng với những kết quả đã đạt được, cô Hoàng luôn tự học hỏi, tìm tòi những cái mới để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục. 

Những làn gió mới trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học 

Tiếp nối những tiết dạy đổi mới, sáng tạo gây được ấn tượng tốt đẹp trong lòng các em học sinh và đồng nghiệp tổ Tự Nhiên, cô giáo Hà Thị Thu Huyền giáo viên môn KHTN trường THCS Hoàn Hoa Thám đã thành công tổ chức một tiết dạy Hội giảng lớp 9 theo phương pháp mới.

Cô giáo Hà Thị Thu Huyền đã thiết kế tổ chức và chia sẻ khá ấn tượng  bài 17- Sinh 9- Mối quan hệ giữa gen và ARN trong tiết Hội Giảng. Tuy đây là năm cuối cùng của quá trình thực hiện chương trình giáo dục năm 2006 với mục tiêu truyền thụ kiến thức nhưng cảm nhận của nhiều giáo viên dự giờ đó là cách thức cô Huyền tạo bối cảnh cho một tiết dạy bài học mới bằng một trò chơi  liên hoàn rất chặt chẽ và thú vị .

Bài học được cô Huyền thiết kế với 4 hoạt động tương ứng với 4 bước lên lớp: Khởi động, thử thách, tăng tốc và về đích

Tương ứng với mỗi nội dung bài học là một hoạt động học tập  theo nhóm được cô Huyền thiết kế rất gọn nhẹ nhưng đa dạng đảm bảo học sinh được thay đổi trạng thái liên tục.

Hoạt động "Khởi động" với trò chơi “ong tìm chữ” để lại nhiều ấn tượng thú vị cho học sinh. Đây là hoạt động kết nối kiến thức học sinh đã biết từ bài trước với kiến thức mới của bài dạy.

Hoạt động "Tăng tốc" tương ứng với hoạt động tìm hiểu cấu tạo của phân tử ARN. Học sinh có nhiệm vụ hoàn thành Phiếu học tập theo nhóm theo quy trình 3 bước : Think-pair- share. Hoạt động đổi mới cho HS tự đánh giá chéo nhau kết quả bảng nhóm thật sự khá thú vị, được cô Huyền vận dụng rất linh hoạt.

Hoạt động "Thử thách" được tổ chức khá linh hoạt với trò chơi  tìm ghép thông tin chức năng của mỗi ARN. Tuy thời gian ngắn nhưng học sinh hoạt động rất sôi nổi và hào hứng.

Hoạt động "Về đích" rất hồi hộp và khẩn trương với trò chơi “Xem video hoàn thành Phiếu học tập”. Học sinh tự rút ra các nguyên tắc tổng hợp phân tử ARN.

Mặc dù kiến thức về di truyền  ở cấp độ phân tử rất khó nhớ nhưng khi những kiến thức đó được cô Huyền thiết kế đơn giản dưới dạng những trò chơi rèn và phối hợp nhiều kĩ năng thì chúng được hầu hết các em học sinh hào hứng đón nhận.

Từ năm học 2023-2024, cô giáo Hà Thị Thu Huyền, tổ tự nhiên trường THCS Hoàng Hoa Thám cùng các thầy cô giáo trường THCS Hoàng Hoa Thám đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết lên lớp. Những làn gió mới từ bài giảng của các cô đã gieo được những hạt giống tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh trường THCS Hoàng Hoa Thám. 

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.