Hà Nội: Nhiều trường học khẩn cấp thông báo cho học sinh nghỉ học tránh ngập lụt

Trước cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình di chuyển từ trường về nhà, nhiều trường học quyết định cho nghỉ học sớm.

Chiều nay (ngày 10.9), Ban giám hiệu Trường THCS, THPT Nguyễn Tất Thành (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đã quyết định cho học sinh toàn trường nghỉ học sớm, từ 15 giờ 30 phút, thay vì 16 giờ 30 hàng ngày nhằm bảo đảm sức khỏe, sự an toàn cho học sinh, thầy cô và phụ huynh học sinh.

Cùng với thông báo nghỉ học, Ban giám hiệu nhà trường cũng yêu cầu các thầy cô chủ nhiệm và bộ môn nhắc học sinh liên lạc với bố mẹ rồi về nhà ngay.

Đồng thời, nhà trường yêu cầu các hình thức vui chơi giải trí ở cấp độ nhà trường tạm thời dừng lại. Các cuộc họp của giáo viên có thể cơ động để họp sớm trong ngày hoặc họp online.

Các bộ phận của Nhà trường đoàn kết phối hợp cùng chia sẻ trong khó khăn. Tùy theo tình hình thực tế, Ban giám hiệu sẽ quyết định học online/trực tuyến hay trực tiếp. Thầy cô, phụ huynh và học sinh cần theo dõi thông tin để thực hiện.

z5816304743482_fa95ebcc0500308a38ec6149fb66ffd0.jpg
Thông báo của Trường THCS, THPT Nguyễn Tất Thành (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) gửi tới phụ huynh học sinh trong chiều 10.9

Trước đó, Trường Tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) cũng phát thông báo, cho học sinh toàn trường nghỉ học từ 13 giờ 30 phút chiều 10.9.

Một trường mầm non ở quận Thanh Xuân cũng phát thông báo tới các phụ huynh: “Theo dự báo thời tiết, chiều nay, khu vực Hà Nội có mưa to và dễ có nguy cơ gây ngập úng. Nhà trường vẫn tổ chức đầy đủ các hoạt động cho các con.

Tuy nhiên, trường sẽ mở cửa để phụ huynh thu xếp thời gian đón con sớm, bắt đầu từ 15 giờ 30 phút để bảo đảm an toàn cho các con và quá trình di chuyển phương tiện”.

Để kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, ngập lụt hiện nay, nhiều trường học cũng đã quyết định cho Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã quyết định chuyển đổi hình thức học tập từ trực tiếp sang trực tuyến. Cụ thể, thời gian áp dụng là từ ngày mai 11.9 cho đến khi có thông báo mới.

Nhà trường cũng lưu ý các phụ huynh bảo đảm cho các con thiết bị học tập chuẩn bị sẵn sàng, kết nối internet, có không gian yên tĩnh để tập trung cho việc học qua nền tảng trực tuyến.

Các học sinh lưu ý thực hiện nghiêm túc nội quy học tập trực tuyến, và liên hệ kịp thời với gia đình, thầy cô khi cần hỗ trợ.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".