Hà Nội: Người khuyết tật vẫn gặp nhiều rào cản khi tiếp cận giao thông công cộng

Trang Nhung thực hiện 25/08/2022 23:30

Theo ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thanh niên khuyết tật TP Hà Nội, tuy thành phố đã ban hành nhiều phương án, chính sách để xây dựng nền giao thông tiếp cận với cộng đồng nhưng đến nay, người khuyết tật vẫn gặp nhiều rào cản khi tham gia các phương tiện, công trình công cộng.

- Giao thông tiếp cận là điều kiện vô cùng quan trọng để người khuyết tật có cơ hội hiện thực hóa ước mơ của mình. Ông đánh giá thế nào về thực trạng tiếp cận giao thông của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay, thưa ông?

Hà Nội: Người khuyết tật vẫn gặp nhiều rào cản khi tiếp cận giao thông công cộng -0
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thanh niên khuyết tật TP Hà Nội Nguyễn Hồng Hà

Cũng theo bà Nguyễn Hồng Hà, giám đốc Trung tâm Sống Độc Lập của Người khuyết tật Hà Nội, vấn đề quyền người khuyết tật không chỉ là mối quan tâm của một quốc gia mà còn là mối quan tâm của cả cộng đồng quốc tế. Nhu cầu đi lại và tham gia giao thông là một trong những phương tiện cần thiết để người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng. Nhưng khi nhìn vào thực tiễn, các điểm dừng, nhà chờ trên các tuyến xe buýt của Hà Nội chưa được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn và yêu cầu của giao thông tiếp cận mà hầu như tận dụng địa thế thực tế của từng vị trí để xây dựng. Đối với tuyến xe buýt nhanh BRT, mặc dù trên xe đều dành chỗ riêng cho người khuyết tật, sử dụng xe lăn nhưng hạ tầng kỹ thuật của cầu đi bộ kết nối với nhà chờ xe buýt lại có độ dốc cao, không có đường dành cho xe của người khuyết tật. Đây là một thiệt thòi đáng tiếc khiến người khuyết tật không có cơ hội đi xe buýt BRT, một phương tiện vận chuyển hành khách được đánh giá tiện ích.

- Việc xây dựng hệ thống giao thông, công trình thông minh, hiện đại và dễ tiếp cận đối với người khuyết tật là yêu cầu tất yếu của các đô thị lớn. Tuy ở Việt Nam, khái niệm giao thông tiếp cận vẫn còn khá mới mẻ nhưng Đảng và Nhà nước đã chú trọng đưa ra những phương án đồng bộ, có hiệu quả và giải quyết triệt để vấn đề tồn đọng nhằm giúp cho người khuyết tật xoá đi mặc cảm và những khó khăn trong xã hội. Các cơ quan nhà nước cũng đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người khuyết tật, chăm lo cuộc sống cho đối tượng, tạo cơ hội bình đẳng để người khuyết tật phát huy năng lực và vươn lên hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, khi Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ năm 2011 sẽ phát huy được vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình và xã hội đối với những đối tượng thiệt thòi là người khuyết tật.

Thế nhưng, nền giao thông công cộng nước ta vẫn chưa thật sự tiếp cận với người khuyết tật. Từ khâu thiết kế, lắp đặt các trang thiết bị trợ giúp người khuyết tật, cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm lòng đường, vỉa hè, bến xe khách, nhà chờ xe buýt... hầu như không đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Trong lĩnh vực đường bộ, đa số quy mô của các đơn vị vận tải trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn nhỏ lẻ. Chi phí đầu tư phương tiện có công cụ hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận cao hơn so với các phương tiện thông thường mà mức độ sử dụng còn thấp, do vậy các đơn vị vận tải thường không lựa chọn đầu tư các phương tiện mới đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cho người khuyết tật. Việc đầu tư xây dựng hoặc cải tạo kết cấu hạ tầng giao thông và phương tiện để người khuyết tật dễ dàng tiếp cận được triển khai chưa đồng bộ, chưa xây dựng được các tuyến phố, khu vực đường dành riêng cho người khuyết tật sử dụng. Các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, vỉa hè… chưa đáp ứng hết các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng

- Nguyên nhân nào khiến hệ thống giao thông nước ta chưa thật sự tiếp cận với người khuyết tật, thưa ông?

- Nguyên nhân chính vẫn nằm ở nhận thức của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị còn hạn chế dẫn đến thái độ lơ là, chủ quan trong việc giám sát, quan tâm xây dựng hệ thống giao thông đảm bảo thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng. Đặc biệt, các phương tiện quen thuộc như xe buýt, buýt nhanh BRT, xe khách, taxi,.. lại có tỷ lệ tiếp cận với người khuyết tật rất thấp. Các hạng mục thiết kế trong một công trình chưa đồng bộ để người khuyết tật có thể tiếp cận như ở các điểm bán vé và lối vào nhà chờ không có cổng riêng cho người khuyết tật, chiều rộng tại các cổng cũng không giống nhau,..

Ngoài ra, cũng phải kể đến các nguyên nhân về mặt quản lý như sự chồng chéo, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này còn quá hạn hẹp, không đồng bộ và việc đầu tư còn dàn trải. Chúng ta cũng chưa có cơ chế, chính sách đặc biệt để tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải cùng tham gia phát triển hệ thống giao thông tiếp cận.

- Vậy ông có khuyến nghị nào để tăng cường khả năng tiếp cận giao thông đường bộ đối với người khuyết tật, thưa ông?

- Tại các đô thị văn minh trên thế giới, việc chú trọng kiến tạo một hệ thống giao thông thông minh, hiện đại và mang yếu tố tiếp cận cao với người khuyết tật, các đối tượng yếu thế đã là một xu hướng tất yếu. Các đơn vị cơ quan cần chú trọng thực hiện đồng bộ, có hiệu quả và giải quyết triệt để vấn đề vẫn đang còn tồn đọng nhằm giúp cho người khuyết tật có thể tiếp cận nhiều hơn với cộng đồng, xóa đi mặc cảm và những khó khăn của một bộ phận yếu thế trong xã hội hiện nay. Tại các bến xe, trạm chờ và phương tiện vận tải hành khách phải có biển báo, thông báo để người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng, đồng thời thiết lập các quy định về chế tài xử phạt đối với các đơn vị vi phạm quy định liên quan đến hỗ trợ người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ. Các ban, ngành cần cùng vào cuộc và kết hợp với Bộ giao thông vận tải tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thiết kế, xây dựng công trình bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận; các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên trong việc hỗ trợ người yếu thế,..

Ngược lại, người khuyết tật cũng cần xóa bỏ những rào cản, không nên có cảm giác mặc cảm hay tự ti. Người khuyết tật cần có trách nhiệm hỗ trợ tiếp viên, phục vụ biết cách hỗ trợ mình lên xe thuận tiện và an toàn hơn. Không ai khác nắm rõ hạn chế của mình hơn người khuyết tật. Nếu không giải thích, không nói cho người ta hiểu thì họ không thể hỗ trợ mình một cách chu toàn được.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

    Nổi bật
        Mới nhất
        Hà Nội: Người khuyết tật vẫn gặp nhiều rào cản khi tiếp cận giao thông công cộng
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO