Hà Nội: Người dân chật vật, chạy đua với cơn lũ lịch sử tại huyện Sóc Sơn

Nhiều hộ dân sinh sống ở thôn Lương Phúc thuộc xã Việt Long (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã bị mất điện, mất nước sinh hoạt nhiều ngày nay do ảnh hưởng của nước lũ lên cao sau bão số 3. Mặc dù đã được các cấp chính quyền, tổ chức thiện nguyện đến hỗ trợ đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm, tuy nhiên nước sinh hoạt vẫn đang thiếu thốn nghiêm trọng.

Người dân chật vật, chạy đua với cơn lũ lịch sử tại huyện Sóc Sơn
DJI_0940.JPG
Toàn cảnh khu vực ngập lụt tại thôn Lương Phúc (xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội)

Theo đó, tại TP Hà Nội, trên nhiều tuyến sông tình hình mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp, mực nước các sông vẫn đang ở mức rất cao. Lũ lên nhanh, khiến nhiều người dân sinh sống tại khu vực ven sông không kịp “trở tay” khi nước lũ về. Theo thống kê của huyện Sóc Sơn, có khoảng hơn 3.000 hộ và hơn 15.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt do mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ lên cao.

Trong đó, nhiều địa bàn đã bị ngập sâu, có nơi trên 2m, nước ngập tới nóc nhà như ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (huyện Sóc Sơn). Theo ghi nhận của phóng viên tại xã Việt Long ngày 12.9, nước sông dâng cao gây ngập lụt cho hầu hết các hộ dân sinh sống khu vực ven sông, đặc biệt là khu vực ngã 3 sông Cầu và sông Cà Lồ.

20240912_113523.jpg
Ông Nguyễn Văn Trí, người dân sinh sống tại thôn Lương Phúc đang phải đi thuê máy phát điện do khu vực nhà ông Trí đang bị ngập sâu và bị cắt điện mấy ngày nay

Là người dân sinh ra và lớn lên tại thôn Lương Phúc đang phải chèo thuyền đi thuê máy nổ để phát điện, ông Nguyễn Văn Trí cho biết: “Từ năm 1984 đến nay, tôi mới chứng kiến mực nước ngập lịch sử, mực nước lên nhanh như thế này. Mấy hôm trước thì mực nước chưa lên cao nhưng đến ngày hôm nay 12.9, mực nước ngập trong nhà tôi đã dâng đến tận cổ. Gia đình có tổng số 7 người, giờ chỉ còn 2 ông bà ở nhà trông nhà còn con cháu thì sơ tán hết vào trong đê. Việc sinh hoạt rất khó khăn vì điện nước không có, tôi phải đi thuê máy nổ để có điện để dùng, may mắn có cái thuyền con để di chuyển chứ không biết phải làm như thế nào”.

20240912_124323.jpg
Còn bà Nguyễn Thị Loan (thôn Lương Phúc, xã Việt Long) cho biết, lúc bắt đầu cơn bão số 3 thì mực nước vẫn ở dưới lòng sông rồi dần dần các ngày hôm sau nước bắt đầu dâng lên cao rồi vào đê khoảng 4 ngày nay
thon Luong Phuc_xa Viet Long (6).jpg
Gia đình bà Loan bị nước lũ cô lập, nước dâng cao ngập gần hết cổng vào nhà

“Gia đình tôi có người già và trẻ em phải di cư vào trong đê, còn tài sản ở trong nhà đều ngập hỏng hết. Gà, lợn, gia súc phải đưa lên tầng 2 hoặc tầng 3. Trận lụt lần này là trận lụt to thứ 2 ở thôn Lương Phúc này, nước vào sâu trong nhà, từ năm 1984 đến giờ. Điện nước trong nhà bị cắt hết, cứu hộ phải đi phân phát lương thực, thực phẩm vào trong những nhà bị ngập lụt nặng cho người dân”, bà Loan chia sẻ.

20240912_130848.jpg
thon Luong Phuc_xa Viet Long (1).jpg
Một số người dân phải di chuyển đồ đạc, vật dụng lên tầng 2 để sinh hoạt
DSC00808.JPG
Nhiều hộ gia đình ở thôn Lương Phúc xây nhà cao nhưng cũng không tránh khỏi ngập lụt
DSC00788.JPG
DSC00813.JPG

Ông Nguyễn Văn Long người dân thôn Lương Phúc (xã Việt Long) chia sẻ: “Tình trạng ngập lụt vào trong nhà tôi đã diễn ra được 5 hôm, khiến cuộc sống sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn hoàn toàn. Điện, nước không có để dùng, nhà tôi có 5 người mà đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh ngập lụt như thế này. Hiện tại, nước ngập không có tình trạng giảm, cuộc sống rất khó khăn. Giờ chỉ mong muốn nước rút nhanh để gia đình tôi trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường”.

DSC00817.JPG
Vật nuôi của một số gia đình phải đưa lên tầng cao để chăm sóc
DJI_0014.JPG
Đàn lợn con được đưa ra ngoài ban công tầng 2 tránh lũ
z5824708439350_e54698c02101332ac410e81105a34207.jpg
Đàn lợn lớn hơn được người dân di tản đi nơi khác
20240912_114610.jpg
20240912_123137.jpg
Người dân tiếp tế lương thực, thực phẩm vào trong xóm Mom (thôn Lương Phúc)
6R4A8661.JPG
Hiện tại, người dân thôn Lương Phúc đang thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Sau khi nhận thấy nhiều gia đình trong xóm và cả gia đình mình bị mất nước sinh hoạt, anh Nguyễn Văn Hiền, thôn Lương Phúc (xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã "xung phong" đi xin nước và vận chuyển nước về cho bà con sinh hoạt miễn phí
6R4A8826.JPG
Bình thường làm nghề lái xe tải, đang tiện có chiếc xe 3 bánh anh Hiền đã tận dụng mang chiếc xe đi xin nước sạch ở xóm khác về phục vụ miễn phí cho người dân đang bị mất điện, mất nước do ảnh hưởng của nước lũ dâng

Liên quan tới việc cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng bị ngập sâu, ông Đàm Đình Huy, Đội trưởng đội 4 (Công ty điện lực Sóc Sơn) cho biết, kể từ 22h ngày 8.9, sau khi có lệnh báo động của cơn bão số 3, đơn vị đã huy động 100% quân số trực tại trụ sở đội.
Theo đó, đội quản lý điện 4, quản lý 7 xã dọc khu vực đê sông Cầu và sông Cà Lồ, sau khi cơn bão số 3 đi qua, thì hoàn lưu của bão đã gây nên ngập lụt trên diện rộng tại các xã: Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hòa.

Untitled.png
Ông Đàm Đình Huy, Đội trưởng đội 4, Công ty điện lực Sóc Sơn (Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội)

Trong đó, bà con nhân dân sinh sống ở phía bên ngoài đê thì tình trạng ngập lụt lên rất cao, để đảm bảo cho công tác an toàn cho người, đơn vị nhận được sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, phối hợp chỉ đạo với UBND huyện Sóc Sơn thông báo, tuyên truyền với bà con nhân dân là tạm thời sa thải nguồn điện để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, tài sản, vật nuôi.

6R4A8348.JPG
Người dân tại khu vực ngập sâu được tiếp tế nước sạch để sinh hoạt, ngay sau khi nước rút sẽ được cấp điện trở lại

“Những khu vực nào bị nước sông dâng lên cao thì chúng tôi sẽ lần lượt sa thải điện theo thứ tự lần lượt, chỗ nào ngập trước sa thải trước, chỗ nào ngập sau sa thải sau. Chúng tôi cắt điện từ ngày 10.9, đến ngày 12.9 tổng số đã hơn 2000 khách hàng bị cắt điện do ảnh hưởng của bão lũ”, ông Đàm Đình Huy cho biết thêm.

Kể từ khi nhận được lệnh báo động, đơn vị đã tăng cường ứng trực 100% quân số. Đội quản lý điện số 4 cũng được cung cấp lương thực, thực phẩm từ phía lãnh đạo Công ty cho toàn thể thành viên của đội đảm bảo sinh hoạt tại chỗ.

Do địa bàn rộng, quản lý 7 xã, dẫn tới việc tiếp cận với hiện trường còn khó khăn trong cơn bão số 3 sau đó đến vấn đề ngập lụt do nhân lực khá mỏng. Đến thời điểm hiện nay, đội quản lý điện số 4 đã xử lý, khắc phục được sự cố xảy ra ở trên lưới điện, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Dự kiến khôi phục lại nguồn điện, đối với tất cả trạm biến áp, điện cao thế ngay sau khi nước rút thì đơn vị sẽ xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công ty khôi phục cấp điện sớm nhất để cho khách hàng có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng có mặt tại sân bay Nội Bài để động viên đoàn thí sinh Việt Nam trở về từ cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới.
Đời sống

Việt Nam liên tiếp giành huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 vừa kết thúc tại Lyon (Pháp), đoàn Việt Nam đã giành được 1 Huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Việc thí sinh giành giải cao ở các kỳ thi kỹ năng nghề trong khu vực và quốc tế không chỉ mang vinh quang về cho Tổ quốc mà còn là tấm gương, nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ trong phát triển kỹ năng bản thân tiến tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, việc làm.

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.