Hà Nội: Năm học 2024-2025 các trường tư thục tuyển sinh trực tuyến như trường công lập

Ngày 16.1, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II giáo dục tiểu học năm học 2023-2024.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội,  thủ đô có 817 trường tiểu học, 20.662 lớp với 777.293 học sinh. Sỹ số trung bình của cấp tiểu học là 37,63 học sinh/lớp. Đa số các quận huyện đảm bảo 1 phòng học/lớp.

Cấp tiểu học Hà Nội có 33.626 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, duy trì tỷ lệ 1,53 giáo viên/lớp. Số lượng cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục. Việc triển khai bồi dưỡng đào đạo giáo viên cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch.

Từ đầu năm học 2023 – 2024 đến nay, các Phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã tổ chức 467 chuyên đề; các cơ sở giáo dục tổ chức được 11.040 chuyên đề.

Việc tổ chức dạy học Tin học, Ngoại ngữ, Công nghệ, nội dung giáo dục địa phương, giáo dục STEM được các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc, hiệu quả. 100% nhà trường tiếp tục thực hiện việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học; có 99,87% học sinh được học 2 buổi/ngày, 489 trường triển khai thư viện điện tử (chiếm 59,8%).

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đánh giá, học kỳ I năm học 2023 – 2024,  toàn cấp tiểu học đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, các cuộc vận động, các phong trào thi đua của các cấp, ngành.

Nhiều trường đã triển khai các biện pháp cải tiến đổi mới, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Việc bảo đảm an ninh, an toàn trường học được duy trì, tại các trường học không để xảy ra sự việc bất thường.

Kết thúc học kỳ I, chất lượng giáo dục tiểu học trên toàn thành phố được đảm bảo, ổn định, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình môn học/hoạt động giáo dục đạt từ 98,5% trở lên.

Bên cạnh kết quả đạt được, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Hội chỉ ra, việc thực hiện tỉ lệ giờ học trực tuyến từ 2%-5% tại đa số các cơ sở giáo dục chưa thực hiện đảm bảo; triển khai thực hiện giáo dục địa phương lớp 4 còn chậm so với yêu cầu. Công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở một số quận chưa đảm bảo yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Trong học kỳ II, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu cấp tiểu học tăng cường kèm cặp học học sinh để tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ năm học. Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng chống dịch bệnh; tăng cường các giải pháp cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đặc biệt đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, tập huấn giảng dạy sách giáo khoa lớp 5 đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn trước tháng 8.2024, quan tâm đời sống, đảm bảo chế độ chính sách đối với giáo viên…

Đối với công tác tuyển sinh năm học 2024-2025, Giám đốc Sở GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục tiểu học tư thục lên phương án, kế hoạch thực hiện tuyển sinh trực tuyến như trường công lập, tiến tới 100% các trường tiểu học tuyển sinh trực tuyến, không để xảy ra bức xúc, lộn xộn trong công tác tuyển sinh.

Giáo dục

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.