Hà Nội: Kích hoạt “Tháng tự học ngoại ngữ” trong trường học

Ngày 20.2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức hội nghị Kích hoạt thực hiện Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025. Hội nghị đánh dấu một bước tiến mới trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại.

21-20220251539.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ 2025 của ngành giáo dục Hà Nội

Tham dự Hội nghị, có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng; Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương; các đồng chí Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Quang Tuấn, Trần Lưu Hoa, Vương Hương Giang; Lãnh đạo Phòng GD-ĐT các quận, huyện.

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Hội nghị kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ năm 2025 đánh dấu một bước tiến mới trong công tác đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại.

19-20220251539.jpg
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương (Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Tháng tự học ngoại ngữ là một phong trào thiết thực, nhằm khuyến khích học sinh các trường phổ thông trên địa bàn thành phố nâng cao khả năng tự học, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, đồng thời tạo ra môi trường học tập sôi nổi, hiệu quả và giàu tính sáng tạo. Các trường học đã tích cực triển khai nhiều hoạt động bổ ích, ghi nhận sự tham gia nhiệt tình từ các em học sinh và sự đồng hành của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo.

Hội nghị kích hoạt Tháng tự học ngoại ngữ là một giải pháp đột phá trong công tác quản lý và hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh. Hệ thống này sẽ giúp nhà trường và các tổ công tác thuận lợi trong công tác theo dõi, đánh giá kết quả học tập, đồng thời tạo không gian để các em học sinh chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và cùng nhau tiến bộ để trở thành những “công dân toàn cầu” giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

464233619-1112479793894498-7942413294121731700-n.jpg
Trải qua 1 tháng phát động phong trào Tháng tự học ngoại ngữ, đã có hơn 610.000 giáo viên, học sinh thủ đô tham gia

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh: Tháng tự học ngoại ngữ cũng là hoạt động để thực hiện có hiệu quả Thông tư số 29 ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, thúc đẩy phong trào học tập tự giác, chủ động, tích cực trong đội ngũ giáo viên, học sinh; triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó quan trọng là nhận thức.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh vai trò của tự học đối với học sinh và cả thầy cô giáo cũng như tất cả người dân; đồng thời ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động sáng tạo của giáo dục Thủ đô, không chỉ là tự học ngoại ngữ mà còn tự học với môn khác.

3-20220251539.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại buổi lễ

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị lấy mô hình Tháng tự học ngoại ngữ của Hà Nội để phổ biến, nhân rộng trên toàn quốc, hướng tới xây dựng xã hội học tập, phong trào học tập suốt đời và tin tưởng rằng, bằng tinh thần quyết liệt, thống nhất cùng cách làm cụ thể, Tháng tự học ngoại ngữ của Hà Nội sẽ được triển khai thành công và giàu sức lan toả.

Trước đó, ngày 9.1, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức phát động phong trào Tháng tự học ngoại ngữ đến tất cả học sinh, giáo viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Từ đó đến nay, trên nền tảng học trực tuyến FSEL, đã có hơn 615.000 người đăng ký tham gia, bao gồm hơn 593.000 học sinh và gần 22.000 giáo viên.

Trong đó, số tài khoản đã hoàn thành xác nhận là gần 615.000, số tài khoản đã và đang hoàn thành bài đánh giá năng lực tiếng Anh là hơn 515.000, đạt 83.86% trên số tài khoản đã hoàn thành xác nhận.

10-20220251539.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng tặng học sinh cuốn Sách động viên học sinh "Học tập suốt đời". (Ảnh: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Ngay từ những ngày đầu triển khai, phong trào Tháng tự học ngoại ngữ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ học sinh, giáo viên và các nhà trường. Nhiều học sinh, sau khi hoàn thành bài kiểm tra năng lực đã mong muốn được bắt đầu học ngay như học sinh ở quận Hoàng Mai, huyện Hoài Đức.

Nhiều thầy, cô hiệu trưởng cũng chủ động đăng ký kiểm tra trình độ và hăng hái tham gia hành trình tự học trong suốt 4 tuần như ở các trường: THCS Trưng Vương, THCS Hoàng Mai…

Trong suốt quá trình triển khai, Sở GD-ĐT cũng ghi nhận tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm của các thầy giáo, cô giáo đã sát sao tiến độ của từng học sinh, từng ngày, từng giờ, như thầy cô Tổ trưởng ở tổ 46, 23.

Cùng với đó, một số trường học đã phát động phong trào tự học và đưa ra các hình thức khen thưởng riêng. Cùng với các phần thưởng chính thức từ Ban Tổ chức như ở quận Đống Đa, huyện Quốc Oai. Đây là những động lực to lớn giúp học sinh thêm hứng thú và quyết tâm hơn trong quá trình học tập.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.