Hà Nội kết luận nội dung tố cáo đối với Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký Kết luận nội dung tố cáo đối với chủ tịch UBND huyện Gia Lâm.

Theo đó, vừa qua, công dân có đơn tố cáo Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm để xảy ra nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng tại Dự án cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất - phát triển kinh tế theo hướng trang trại khu ao cá mương tuyến 3 được UBND huyện phê duyệt tại Quyết định số 2199/QĐ-UBND ngày 04.10.2013, cụ thể:

Tại nội dung tố cáo 1, công dân cho rằng UBND huyện đã giao diện tích đất lòng mương tuyến 3 và đất đường đi chung của các hộ dân là đất công cho chủ đầu tư để thực hiện phương án và để chủ đầu tư lấn chiếm lòng mương và đường đi chung của các hộ dân, nội dung này đã được Chủ tịch UBND TP kết luận tại Kết luận số 80/KL- UBND ngày 18.6.2021, tuy nhiên đến nay, UBND huyện Gia Lâm vẫn chưa thực hiện chỉ đạo của UBND TP;

Hà Nội kết luận nội dung tố cáo đối với Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm -0
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký Kết luận nội dung tố cáo đối với chủ tịch UBND huyện Gia Lâm.

Nội dung tố cáo 2, để chủ đầu tư sử dụng đất và xây dựng công trình không đúng phương án đã được phê duyệt;

Nội dung tố cáo 3, không giải quyết đơn kiến nghị phản ảnh, tố cáo đề nghị trả lại mương, đường đi chung cho các hộ dân (gồm đơm phản ánh gửi UBND huyện Gia Lâm ngày 8.4.2019 và đơn tố cáo gửi UBND huyện, Thanh tra huyện ngày 11.6.2020).

Qua kiểm tra, UBND TP. Hà Nội kết luận nội dung công dân tố cáo 1 là đúng một phần.

Theo đó, ngày 04.10.2013, UBND huyện Gia Lâm ban hành Quyết định số 2199/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án do Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hùng ký, tổng diện tích khu vực thực hiện phương án là 13.752m2, thời gian thực hiện 20 năm, chia làm 4 chu kỳ, mỗi chu kỳ 5 năm.

Sau khi Phương án được phê duyệt, UBND xã Đông Dư đã tổ chức đấu thầu và ký Hợp đồng số 01/HĐ-UBND ngày 10.1.2014 cho bà Phạm Thị Tuyết (người trúng thầu) thuê 13.752m2 đất khu ao trại cá giống và mương tuyến 3 để thực hiện Phương án.

Đối với diện tích mương tuyến 3 thuộc “quỹ đất nông nghiệp không giao ổn định" (không thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5%). Năm 2014, UBND xã bàn giao cho chủ đầu tư 14.266m2 đất, tăng 514m2 so với diện tích 13.752m2. UBND xã ký hợp đồng cho thuê đất bao gồm diện tích mương tuyến 3 để chủ đầu tư thực hiện cứng hóa phục vụ tiêu thoát nước của Phương án và khu vực xung quanh, nhưng sau đó chủ đầu tư không trả lại mặt mương và tiếp tục sử dụng riêng.

Theo hồ sơ phê duyệt Phương án và giải trình của UBND huyện Gia Lâm, huyện không giao mương tuyến 3 cho chủ đầu tư để thực hiện phương án. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư đã tự ý lấn mặt mương thoát nước, nội dung này đã được Chủ tịch UBND TP chỉ đạo xử lý tại Kết luận số 80/KL-UBND ngày 18.6.2021. UBND huyện đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất của chủ đầu tư, hiện nay UBND xã đang tổ chức thực hiện cưỡng chế theo chỉ đạo của UBND TP. Như vậy, nội dung công dân tố cáo là sai.

Đối với diện tích đường đi chung (bờ mương tuyến 3), trong tổng diện tích 13.752m2 đất được UBND xã Đông Dư ký hợp đồng cho bà Phạm Thị Tuyết thuê bao gồm cả diện tích đường đi chung cạnh mương (khoảng 920m2) là diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng (không phải đất nông nghiệp công ích chưa sử dụng), không thuộc đối tượng đất đầu thầu để cho thuê. Việc UBND xã Đông Dư có tờ trình đề nghị UBND huyện phê duyệt phương án để tổ chức đấu thầu và ký Hợp đồng cho thuê bao gồm cả diện tích đường đi chung nêu trên là không đúng quy định tại Điều 74 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

Kết luận của UBND TP khẳng định, trách nhiệm chính thuộc UBND xã Đông Dư, Phòng Kinh tế, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm (giai đoạn năm 2013) vậy nội dung công dân tố cáo, là đúng.

Đối với nội dung tố cáo 2, UBND TP kết luận nội dung công dân tố cáo là đúng.

Cụ thể, Chủ đầu tư đã sử dụng một số hạng mục công trình không đúng mục đích theo phương án được phê duyệt như sử dụng nhà sơ chế, nhà nghỉ tạm, nơi tập kết sản phẩm làm kho để đựng sữa và đóng gói sản phẩm (diện tích 1.000m2), lắp ráp tủ bảo quản máy ảnh (khoảng 250m2).

Sau khi UBND xã Đông Dư yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ phần xây dựng ngoài phương án được duyệt và chấm dứt việc sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư đã khắc phục nội dung vi phạm.

Ngày 5.2.2020, UBND huyện Gia Lâm có văn bản số 187/UBND-KT chấp thuận chủ trương cho phép UBND xã Đông Dư tiếp tục ký hợp đồng thực hiện chu kỳ 2 của Phương án.

Ngày 9.3.2020, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm có Báo cáo số 23/BC-KT theo đó, sau khi được UBND huyện chấp thuận chủ trương cho phép ký hợp đồng chu kỳ 2, chủ đầu tư đã tiếp tục sử dụng một phần diện tích (khoảng 500m2) sai mục đích để làm nơi chứa đá xẻ, UBND huyện Gia Lâm đã yêu cầu UBND xã Đông Dư khắc phục, xử lý các vi phạm.

Theo báo cáo của UBND xã Đông Dư ngày 9.12.2021, chủ đầu tư đã khắc phục vi phạm và được UBND xã ký hợp đồng tiếp tục thuê đất để thực hiện Phương án chu kỳ 2 (thời hạn từ 1.1.2019 đến hết  31.12.2023).

Ngày 1.11.2022, Thanh tra thành phố đã phối hợp với UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Đông Dư kiểm tra hiện trạng tại phương án và phát hiện trên diện tích đất được giao có 1 nhà kho khung thép, xây tường bao quanh, lợp tôn, diện tích khoảng 1.250m2 (Thanh tra thành phố không kiểm tra được bên trong) và 1 nhà bảo vệ khoảng 15m2.

Như vậy, chủ đầu tư đã 2 lần vi phạm, sử dụng một số hạng mục công trình sai mục đích. Trách nhiệm chính thuộc UBND xã Đông Dư, phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm. Vậy nội dung công dân tố cáo là đúng.

Đề nghị huyện Gia Lâm khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố -0
UBND TP yêu cầu UBND huyện Gia Lâm khẩn trương thực hiện chỉ đạo tại Kết luận số 80/KL-UBND ngày 18.6.2021

UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Đông Dư yêu cầu chủ đầu tư khắc phục các sai phạm. Tuy nhiên, nhà kho trên đang bị đình chỉ hoạt động theo Quyết định số 202/QĐĐC-CAGL-PCCC ngày 13.11.2022 của Công an huyện Gia Lâm!

Về nội dung tố cáo 3, qua kiểm tra sổ tiếp nhận đơn thư cho thấy UBND huyện Gia Lâm chỉ nhận được đơn kiến nghị, phản ánh của công dân xã Đông Dư gửi UBND huyện ngày 8.4.2019, nội dung phản ánh một số sai phạm của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện phương án, gây tình trạng ngập úng ảnh hưởng đến các hộ dân ở khu vực xung quanh. UBND huyện không nhận được đơn tố cáo của công dân ghi ngày 11.6.2020.

Đối với nội dung kiến nghị phản ánh, UBND huyện Gia Lâm đã giao các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra và trả lời công dân. Sau đó, phòng Kinh tế huyện đã có văn bản trả lời kiến nghị. Phòng Kinh tế cũng đã phối hợp với UBND xã Đông Dư kiểm tra hiện trạng phương án. Tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện cống hóa hệ thống mương theo đúng nội dung được phê duyệt và không có hiện tượng ngập úng. Vậy nội dung tố cáo của công dân, là sai.

UBND TP giao Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến các tồn tại trong việc tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Phương án trên.

Đồng thời, khẩn trương tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP tại Kết luận số 80/KL-UBND ngày 18.6.2021. Điều chỉnh giảm diện tích đường đi chung cạnh mương tại Quyết định phê duyệt phương án, Quyết định công nhận kết quả trúng thầu, Hợp đồng cho thuê đất giữa UBND xã Đông Dư và chủ đầu tư.

Đặc biệt, UBND TP nhấn mạnh sau khi điều chỉnh, trường hợp chủ đầu tư không chấp hành bàn giao diện tích đường đi chung cạnh mương cho UBND xã Đông Dư quản lý, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo UBND xã thiết lập hồ sơ đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai để xử lý theo quy định; UBND xã phải thường xuyên kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư sử dụng các hạng mục công trình tại phương án đảm bảo đúng quy định.

Văn bản - Chỉ đạo

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm “tham nhũng chính sách”

Cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung, tinh thần của Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27.6.2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, qua đó cần đề cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của cấp ủy đảng trong công tác xây dựng pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, hoặc sơ suất trong xác định chính sách. Đây là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV mới đây.

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Văn bản - Chỉ đạo

TP. Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện để báo chí thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, trong đó có việc yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tạo điều kiện để các cơ quan truyền thông tham gia giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi
Văn bản - Chỉ đạo

Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) đối diện nguy cơ thất thoát vốn từ những khoản nợ khó đòi

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót trong quán trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM).

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!
Chính trị

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải kịp thời, quyết liệt, nhịp nhàng hơn nữa!

Đây là nhấn mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi phát biểu kết luận Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sáng 16.8. Tổng Bí thư cũng nêu rõ, trong công tác này phải kiên quyết, kiên trì, không nể nang và không chịu bất kỳ sức ép nào.

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Văn bản - Chỉ đạo

Thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót trong việc cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Vừa qua, Thanh tra chính phủ (TTCP) đã công bố Kết luận thanh tra (KLTT) việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công thương, chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm trong quá trình thực hiện cổ phần hoá (CPH), thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chính trị

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 16.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo, để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Công cụ sắc bén thực thi kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Ngày 11.7 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đây là Quy định nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối công tác cán bộ tại Đại hội XIII của Đảng. Đó là “thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm...”[1]. Quy định 114 - QĐ/TW thay thế cho Quy định 205 -QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ
Chính sách và cuộc sống

Chống tham nhũng trong công tác cán bộ

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ với nhiều điểm mới, cụ thể hơn và chi tiết hơn so với Quy định 205-QĐ/TW ban hành tháng 9.2019 cũng về nội dung này.

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc
Địa phương

Khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc

Kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP. Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã Quý II.2023, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là khắc phục triệt để tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực, không tham mưu giải quyết công việc.