Hà Nội hướng đến không còn hộ cận nghèo

Theo thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã về đích trước một năm đối với việc thực hiện không còn hộ nghèo, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII. Đây là kết quả của sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị với nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế, xóa nhà tạm...

z5310785043755-6b5f5e6f297f684d940378c1d84d4cf020240403091312-1735007653136472945464.jpg
Khánh thành nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tại Sơn Tây, Hà Nội.
1-khoi-cong-ho-ngheo1.jpg
Chương trình xây, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo của Hà Nội.

Nhiều địa phương hoàn thành chỉ tiêu trước kế hoạch

Thông tin về việc thực hiện công tác giảm nghèo năm 2024, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì Lê Hào Quang cho hay, năm 2024, UBND huyện Ba Vì đã triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều cùng quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và người dân trên địa bàn. Đó là chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ làm nhà ở, phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm cho người lao động...

Kết quả, đầu năm 2024, huyện Ba Vì có 264 hộ nghèo và đến cuối năm 2024 không còn hộ nghèo; hiện nay, chỉ còn 73 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. Đáng chú ý, 3 xã (Cổ Đô, Tản Lĩnh, Ba Trại) hoàn thành tiêu chí "tỷ lệ nghèo đa chiều" trong xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2024; 4 xã (Vân Hòa, Yên Bài, Khánh Thượng, Tiên Phong) hoàn thành tiêu chí "tỷ lệ nghèo đa chiều" trong xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2025.

Đến cuối năm 2024, huyện Phú Xuyên cũng hết hộ nghèo; chỉ còn 25 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, chiếm 0,04%. Để đạt được kết quả này, Phú Xuyên thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo do Trung ương quy định; như hỗ trợ về y tế, cấp và quản lý 5.565 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống...

Bên cạnh đó, Phú Xuyên thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND (10.745 lượt đối tượng); chính sách hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với 5.565 người thuộc hộ nghèo thoát nghèo, người thuộc hộ cận nghèo thoát cận nghèo.

Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Phú Xuyên Trần Thị Dung thông tin thêm, năm 2024, Phú Xuyên đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa 70 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ nguồn kinh phí theo Nghị quyết số 14/NQ-HĐND và gia đình tự có, tổng cộng là 18,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, huyện phối hợp với các xã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho 46 hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị hư hỏng nhà sau cơn bão số 3 với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 46 hộ có nhu cầu vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà với tổng kinh phí 2,3 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng đã kịp thời giải quyết cho 682 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn, với tổng dư nợ 54,6 tỷ đồng.

Có thể nói, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo bền vững của Trung ương và chính sách đặc thù đã giúp Hà Nội không còn hộ nghèo. Qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội và cũng là thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy "Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025".

Nỗ lực xóa hộ cận nghèo

Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, thực hiện chương trình an sinh xã hội, góp phần cùng thành phố thực hiện Chương trình mục quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, ngay từ đầu năm, UBND, Ủy ban MTTQ Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 24/KH-UBND-UBMTTQ về việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố; bảo đảm các hộ có nhà ở an toàn, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững. Qua rà soát, địa bàn 15 huyện, thị xã có hơn 700 hộ khó khăn về nhà ở không có điều kiện xây mới và sửa chữa…

Cụ thể hóa mục tiêu này, MTTQ thành phố xây dựng mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 100 triệu đồng/nhà; trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 50 triệu đồng, Quỹ "Vì người nghèo" thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng, Quỹ "Vì người nghèo" cấp huyện, cấp xã 20 triệu đồng. Mức kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 60 triệu đồng/nhà. Đây là bước tạo đà cho việc vận động họ hàng, người dân địa phương hỗ trợ các gia đình khó khăn về nhà ở.

Kết quả là khi triển khai, nhiều gia đình được giúp đỡ hàng trăm triệu đồng và xây những căn nhà với tổng giá trị lên đến vài trăm triệu đồng. Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 714 ngôi nhà đã hoàn thành sửa chữa hoặc xây mới, đạt 100% kế hoạch đề ra.

UBND thành phố vừa ban hành Quyết định số 6489/QĐ-UBND ngày 18.12.2024 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2024. Theo đó, Hà Nội không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, nhưng còn 890 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,04%/tổng số hộ dân thành phố.

Nếu chiếu theo chuẩn nghèo đa chiều TP. Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội còn 9.928 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 0,43%/ tổng số hộ dân thành phố). Trong đó, các huyện như Thạch Thất, Mỹ Đức, Ba Vì có tỷ lệ hộ cận nghèo cao nhất. Khu vực thành thị có số hộ cận nghèo đã giảm, chỉ còn một số hộ rải rác tại các quận Long Biên, Đống Đa và Nam Từ Liêm.

UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo bảo đảm quy định.

Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo
Địa phương

Tuyến cáp treo Hương Bình - Một ý tưởng độc đáo

Dương Trung Quốc – Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Tỉnh Hòa Bình tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ lên “miền Tây Bắc xa xôi” nhưng ngày một gần nhờ những thay đổi của Đất Nước. Thuật ngữ khảo cổ học “Văn Hóa Hòa Bình” được thế giới công nhận như một trong những “cái nôi” của loài người thời tiền sử (cách đây từ 18.000 năm đến 7.500 năm thuộc thời kỳ đồ đá cũ). Rồi với những “bộ sử thi” hoành tráng của cộng đồng cư dân “Xứ Mường” góp vào quá trình “Đẻ Đất Đẻ Nước” sinh thành cộng đồng Dân tộc Việt Nam để phát triển Văn hóa của tỉnh Hòa Bình thời hiện đại.

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới
Trên đường phát triển

Mùa xuân đầu tiên trên những ngôi làng mới

Trở lại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai) - nơi đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) vào những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến sự hồi sinh nhanh chóng, mạnh mẽ tại những khu tái định cư nơi đây.

Công an Bình Thuận thăm, chúc Tết nguyên lãnh đạo tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ
Địa phương

Công an Bình Thuận thăm, chúc Tết nguyên lãnh đạo tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức đoàn công tác đến thăm, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, nguyên lãnh đạo Công an tỉnh qua các thời kỳ. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo đối với sự nghiệp bảo đảm an ninh trật tự của địa phương.

TS. TRẦN VIỆT TRƯỜNG- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ
Địa phương

Thành phố xanh bên dòng sông Hậu

TS. TRẦN VIỆT TRƯỜNG - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Theo xu thế của thế giới, Cần Thơ - thành phố bên dòng sông Hậu, đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang xây dựng, phát triển thành một thành phố xanh để không chỉ hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của thành phố và cả vùng ĐBSCL.

Một góc thành phố trẻ Đông Triều.
Trên đường phát triển

Thành phố trẻ vững hành trang bước vào giai đoạn phát triển mới

Những ngày cuối năm, về thành phố trẻ Đông Triều (Quảng Ninh), cảm nhận được rõ nét đổi thay ở vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, quê hương Đệ tứ chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám. Từ vùng quê thuần nông, sau hành trình dài xây dựng và phát triển, Đông Triều đã vươn lên không ngừng trong hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị để từng bước khẳng định vị thế của đô thị cửa ngõ kết nối tỉnh Quảng Ninh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc.

Hà Tĩnh thắp sáng khát vọng vươn xa
Trên đường phát triển

Hà Tĩnh thắp sáng khát vọng vươn xa

"Mùa Xuân ơi, ta nghe mùa Xuân hát bên kia trời. Đồi núi xanh ngời, đâu đây tiếng lòng ta vương lả lơi, đâu đây tiếng lòng ta vương thế thôi"… Âm hưởng ca khúc “Nắng có còn xuân” đang ngân vang trên từng con phố, cửa ngõ các vùng quê tỉnh Hà Tĩnh. Sắc xuân ngập tràn, vùng đất Lam Hồng như bừng lên sức sống mới với các tuyến đường rực rỡ cờ hoa; những tia nắng tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà… Kỳ vọng mùa Xuân mới, Hà Tĩnh sẽ bứt phá mạnh mẽ, tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển.

Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy
Trên đường phát triển

Hà Nam sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ của Trung ương, lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy và nỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, Hà Nam đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch. Bước sang năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam TRƯƠNG QUỐC HUY khẳng định, Hà Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới tận dụng tối đa tiềm năng, nắm bắt thời cơ tạo nên thành quả ấn tượng trong kỷ nguyên mới.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn HOÀNG VĂN NGHIỆM.
Trên đường phát triển

Lạng Sơn chuẩn bị mọi điều kiện bước vào kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, để Lạng Sơn tự tin vững bước vào kỷ nguyên mới, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh HOÀNG VĂN NGHIỆM cho rằng, cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thăm, dự Lễ công bố huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Địa phương

Yên Bái sẵn sàng trong kỷ nguyên vươn mình

Nhìn lại năm 2024, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,91%, cao thứ 2 trong 10 năm trở lại đây. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái TRẦN HUY TUẤN khẳng định, tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng “hành trang” trong kỷ nguyên mới, trong đó chú trọng cải cách mạnh mẽ về thể chế để chính sách thực sự trở thành nguồn lực cho sự phát triển.

Bình Thuận: Thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Thanh
Địa phương

Bình Thuận: Thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số xã Phan Thanh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23.1, Công an tỉnh và Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bình Thuận đã đến thăm, chúc Tết Đảng ủy, UBND cùng các chức sắc, người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm động viên tinh thần, thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành đối với đồng bào địa phương.