Hà Nội: Hình thành, phát triển cả về quy mô và chất lượng cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để đạt được con số này, thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để "tiếp sức" cho cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Trở thành "đầu tàu" của ngành công nghiệp hỗ trợ

Vừa qua, gần 250 gian hàng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và nước ngoài đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương, ký kết các hợp đồng giao dịch tại "Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024". Tại hội chợ năm nay có những cái tên nổi bật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như NC Network, Mitutoyo, Cnctech, Tci, Eteck, Automech, Fomeco, Yamaguchi…

Các đơn vị đã tham gia trưng bày, giới thiệu tại hội chợ các sản phẩm có chất lượng, tính cạnh tranh cao, nằm trong các ngành, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ then chốt như linh kiện, phụ tùng, chế tạo, các sản phẩm gia công chính xác, máy công nghiệp các loại; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao...

Đáng nói, tham gia chương trình còn có gần 40 đơn vị mua hàng đến từ khắp các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới theo hai hình thức, trực tiếp và trực tuyến. Đại diện các tập đoàn lớn như Samsung, Tiger, Electronics, TOTO, FUJI FILM… đã đến để tìm kiếm những đối tác, doanh nghiệp có thể hợp tác, sản xuất các sản phẩm, linh kiện phụ trợ đáp ứng yêu cầu.

CNHT 20.jpg
Các doanh nghiệp mong muốn có các giải pháp về cơ chế, chính sách để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội trở thành "nòng cốt" cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Ảnh: T.L

Đại diện Công ty CP NC Network Việt Nam cho biết, NC Network và FNA Group có mạng lưới thông tin doanh nghiệp chế tạo với gần 40.000 hội viên tại Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Các doanh nghiệp đến hội chợ lần này có cơ hội gặp gỡ và giao thương với những đối tác tiềm năng, tạo ra những cơ hội đột phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chia sẻ bên lề hội chợ, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Quốc tế TYG (TYGICO) Nguyễn Xuân Thăng cho hay, tình hình doanh thu và nhu cầu thị trường cuối năm 2024 đang có nhiều cải thiện, trong đó công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và các hiệp hội ngành nghề để có thể hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp và đối tác.

Đặc biệt, là doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thép không gỉ cho ngành trang trí nội ngoại thất trung và cao cấp, thang máy... các thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, thuế phí cũng đã có nhiều cải tiến tích cực, hỗ trợ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh.

Các doanh nghiệp trong ngành cùng chung mong muốn trong thời gian tới, ngoài nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, Chính phủ và Hà Nội cũng sẽ có nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, hỗ trợ nhiều hơn để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội trở thành "nòng cốt" cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Kết nối các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn

Những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực. Đến nay, Hà Nội đã hình thành, phát triển các cụm liên kết ngành, các nhóm doanh nghiệp chuyên doanh sản phẩm cơ khí tạo ra sức cạnh tranh cao như các khu cụm công nghiệp cơ khí liên kết ngành chuyên sâu về linh kiện cơ khí chính xác cho ngành điện tử, ôtô, xe máy…

Điển hình như Khu công nghiệp Bắc Thăng Long hiện tập trung rất nhiều doanh nghiệp cơ khí ngành điện tử như các công ty: Buykane làm ốc vít, Toho làm khuôn mẫu, Aikawa làm chi tiết kim loại dập, Standar làm các chi tiết nhôm… Các khu công nghiệp Nội Bài, Quang Minh tập trung nhiều doanh nghiệp cơ khí ôtô, xe máy như các công ty: Fujico làm đĩa phanh xe máy, Kyoei làm khung càng đồ gá cho xe máy, Bright Sakura làm ống xả, Amstrong làm vành và nan hoa, Roki làm bầu lọc gió…

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã có gần 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, với hơn 35% doanh nghiệp (tỷ lệ cao nhất cả nước) có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn còn gặp khó khăn về nguồn vốn và chính sách hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang gặp áp lực về đầu ra nên phải "vật lộn" với việc đầu tư sản xuất.

Do đó, để vừa có thể tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu vừa giữ được đơn hàng, đáp ứng về tăng trưởng xanh, các doanh nghiệp rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, "Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024" là hội chợ quy mô lớn về ngành công nghiệp hỗ trợ, được thành phố Hà Nội tổ chức thường niên từ năm 2017 đến nay.

CNHT 21.jpg
Tạo môi trường để các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tham gia vào sân chơi khu vực và thế giới. Ảnh: T.L

Thông qua chương trình, thành phố Hà Nội mong muốn tiếp sức, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng và toàn ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội nói chung quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, xuất khẩu, phát huy năng lực, thế mạnh để kết nối tham gia chuỗi liên kết- cung ứng trong vùng kinh tế Thủ đô, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và thế giới.

Cùng với đó, Hà Nội đã tổ chức động thổ, khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 27 cụm công nghiệp trong tổng số 43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2018-2020, tạo mặt bằng thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thành phố tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế. Trong đó, thành phố chú trọng kết nối giữa doanh nghiệp Hà Nội với doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước có ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện công nghệ cao ngành hàng không vũ trụ, điện-điện tử, công nghệ thông tin… để thu hút hợp tác đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…

Các doanh nghiệp cũng mở rộng xuất khẩu, tham gia hệ thống phân phối vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mà các bên là thành viên.

Việc kết nối các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng bởi đây là thúc đẩy và "kèm cặp" để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) này đặt hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện cho họ, từ đó các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có cơ hội trực tiếp len chân vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ toàn cầu.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh nhấn mạnh, với những bước phát triển nhanh chóng như vậy, Hà Nội có thể đạt mục tiêu đến năm 2025 có 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như kế hoạch đề ra.

Trong đó, có 40% số doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Lực lượng này góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, đóng góp cho phát triển kinh tế Thủ đô và đất nước.

Kinh tế

Nhà đầu tư háo hức khi Vinhomes và Vincom Retail “bắt tay” phát triển phố thương mại độc đáo
Bất động sản

Nhà đầu tư háo hức khi Vinhomes và Vincom Retail “bắt tay” phát triển phố thương mại độc đáo

Thị trường Móng Cái đang nóng lên sau khi Vinhomes và Vincom Retail chính thức mở bán quỹ căn tại phố thương mại độc đáo – Trung tâm thương mại quốc tế Vinhomes Golden Avenue. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Móng Cái và các tỉnh, thành phía Bắc đang sẵn sàng chốt căn shophouse để đón đầu cơ hội kinh doanh có 1-0-2.

TOMECO xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội
Kinh tế

TOMECO xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, vừa qua Công ty CP Công nghiệp hỗ trợ TOMECO đã khởi công Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ TOMECO tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quốc Thịnh trúng thầu sát giá tại nhiều dự án xây dựng trường học có tiềm lực ra sao?
Doanh nghiệp

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quốc Thịnh trúng thầu sát giá tại nhiều dự án xây dựng trường học có tiềm lực ra sao?

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quốc Thịnh là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực thi công xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo tìm hiểu, trong những năm vừa qua, nhà thầu này là liên tiếp trúng khoảng 64 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 1.500 tỷ đồng.

Hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số
Kinh tế

Hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số

Với nguồn kinh phí 33 tỷ đồng từ 5 doanh nghiệp công nghệ lớn, dự kiến sẽ có khoảng 5.100 doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Kinh tế

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tiếp nối chủ trương đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.

Khuyến công tiếp tục là trợ lực vững chắc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Kinh tế

Gỡ khó chính sách cho hoạt động khuyến công

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam mong muốn những khó khăn về nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng, chính sách… về khuyến công sớm được tháo gỡ. Đây sẽ là trợ lực tốt để các địa phương phấn đấu đạt mục tiêu của năm 2024 và giai đoạn tiếp theo.

Khuyến công giúp khẳng định thương hiệu nước mắm Kiên Giang
Kinh tế

Khuyến công giúp khẳng định thương hiệu nước mắm Kiên Giang

Các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là các cơ sở chế biến sâu (thành phẩm) với quy mô còn nhỏ, lẻ sau khi được nguồn vốn khuyến công hỗ trợ đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, năng lực quản lý; từ đó xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm.

Khuyến công tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn
Kinh tế

Khuyến công đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế khu vực

Công tác khuyến công thời gian qua đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực phía Nam; không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy, xây dựng các địa phương ngày càng giàu mạnh.

EVN triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện những tháng cuối năm.
Kinh tế

Vận hành an toàn, bảo đảm cung ứng điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng năm 2024, Tập đoàn đã bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9 đạt 24,56 tỷ kWh; lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Cụm khí điện đạm Cà Mau
Doanh nghiệp

Petrovietnam chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá

Theo TS. Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn đang hướng tới trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi Petrovietnam phải chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để có thể bắt kịp các Tập đoàn cùng ngành trong khu vực.

 Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt
Kinh tế

Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án đầu tư tạo năng lực sản xuất mới, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các giải pháp kết nối vùng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API
Doanh nghiệp

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API

Mới đây, tại Singapore, Tạp chí The Asian Business Review đã tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên Asian Experience Awards nhằm ghi nhận, vinh danh những sáng kiến đột phá của các doanh nghiệp, ngân hàng trong việc mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng từng lĩnh vực tại mỗi quốc gia. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự nhận giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng của năm - ngành Ngân hàng" (Customer Experience of the Year - Banking) cho giải pháp công nghệ Call API, giúp nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng.

Phát triển ngành cơ khí và sản xuất chế tạo: Cần trợ lực từ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Phát triển ngành cơ khí và sản xuất chế tạo: Cần trợ lực từ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) của Việt Nam ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò nền tảng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, với mức tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung (Tổng cục Thống kê, 6.9.2024).

Vinachem: Thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Doanh nghiệp

Vinachem: Thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu

Thực hiện Kế hoạch số 140- KH/ĐUK ngày 26.8.2024 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức đợt thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 với nhiều nội dung quan trọng.

Bac A Bank đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Bac A Bank đồng hành cùng Ngày thẻ Việt Nam 2024

Đồng hành cùng chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã có dịp giới thiệu với khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ những trải nghiệm thanh toán tiện lợi, thú vị và hiện đại cùng nhiều ưu đãi, quà tặng hấp dẫn.

Tạo động lực cho thanh toán số phát triển
Kinh tế

Tạo động lực cho thanh toán số phát triển

Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đồng hành cùng sự kiện "Ngày Thẻ Việt Nam 2024" nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế số hiện đại và bền vững.