Hà Nội ghi nhận trên 800 ca mắc cúm trong tháng 1.2025

Ngày 11.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong tháng 1 năm 2025.

Theo đó, trong thời gian trên, toàn thành phố ghi nhận 820 ca mắc cúm, tăng 51 trường hợp (chiếm 6%) so với cùng kỳ năm 2024.

Cộng dồn năm 2024 đến nay, tổng số ca mắc cúm là 7.133 trường hợp, không ghi nhận trường hợp tử vong. Bệnh nhân cúm ghi nhận quanh năm, trong đó có xu hướng gia tăng từ tháng 12 đến tháng 5 hằng năm.

Ngoài ra, từ ngày 31.1 đến ngày 7.2, toàn thành phố ghi nhận thêm 114 trường hợp mắc sởi, tăng 60 trường hợp so với tuần trước.

Như vậy, cộng dồn năm 2025 đến nay, Hà Nội ghi nhận 327 trường hợp mắc sởi. Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi, trong đó có 36 trường hợp dưới 6 tháng (chiếm 11,0%); 44 trường hợp 6-8 tháng (13,5%); 35 trường hợp 9 - 11 tháng (10,7%), 64 trường hợp 1 - 5 tuổi (19,6%), 71 trường hợp 6 - 10 tuổi (21,7%), 77 trường hợp > 10 tuổi (23,5%).

photo-1658301880681-16583018815761728725158-9414.jpg
Bệnh nhân cúm A điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội)

Theo CDC Hà Nội nhận định, trong tuần số ca mắc sởi tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Dự báo, số mắc sởi sẽ tiếp tục gia tăng nhanh trong những tuần tiếp theo do nhu cầu đi lại, giao lưu tiếp xúc trong dịp nghỉ Tết và lễ hội đầu xuân.

Cùng với cúm, sởi, tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 13 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 4 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 137 trường hợp mắc, giảm so với cùng kỳ năm 2024.

Cũng trong tuần, theo CDC Hà Nội có 4 ca mắc ho gà. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 6 trường hợp, tăng 2 ca so với cùng kỳ.

Bệnh nhân tay chân miệng ghi nhận 10 trường hợp (tăng 1 ca so với tuần trước).

Trước tình hình nhiều bệnh vẫn diễn biến phức tạp, CDC Hà Nội cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị để điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc sởi, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định.

Bên cạnh đó, ngành Y tế thường xuyên phối hợp với ngành Giáo dục trong công tác giám sát, phòng chống, xử lý các ca bệnh, ổ dịch bệnh sởi, cúm, tay chân miệng, thủy đậu... trong trường học.

Ngoài ra, công tác giám sát tại các lễ hội xuân trên địa bàn thành phố; phối hợp triển khai công tác tiêm chủng vaccine trong trường học; tuyên truyền phụ huynh đưa con em đi tiêm chủng vaccine... cũng được tăng cường.

Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”
Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”

Ngày 24.3, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống Lao 24.3.2025 và Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Lao năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã đạt tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao trên 90% trong năm 2024, vượt mức trung bình toàn cầu là 88%.

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%
Sức khỏe

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%

Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao 24.3 do Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức hôm nay tại Hà Nội, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng của bệnh lao tới sức khỏe con người và xã hội.

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota
Sức khỏe

Lưu ý khi đưa trẻ uống vaccine Rota

Để đảm bảo vaccine phát huy tối đa hiệu quả và an toàn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các hướng dẫn quan trọng sau đây của Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc - UNICEF Việt Nam

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng
Sống khỏe

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3: Chẩn đoán sớm, điều trị đúng

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống lao 24.3, ngành y tế đang đẩy mạnh sàng lọc chủ động, phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lao trong cộng đồng. Với khẩu hiệu "Việt Nam cam kết, đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao", công tác phòng, chống lao được triển khai đồng bộ từ tuyến thành phố đến tận xã, phường, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần kiểm soát hiệu quả căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.