Hà Nội dự kiến cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ từ tháng 4

UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) dự kiến triển khai thi công dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ trong tháng 4.2025 và hoàn thành tháng 10.2025.

Thực hiện Chương trình 03-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, Kế hoạch số 332/KH-UBND ngày 31.12.2021 của UBND TP. Hà Nội về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và Chương trình 04-CTr/QU ngày 6.8.2021 của Quận ủy Hoàn Kiếm về “Cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị quận Hoàn Kiếm”. UBND quận Hoàn Kiếm đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ.

Quận Hoàn Kiếm thông tin, vườn hoa Lý Thái Tổ nằm trên địa bàn phường Tràng Tiền có kích thước 212m x 54,051m với tổng diện tích 11.459m2, được giới hạn bởi các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch, Lê Lai và Ngô Quyền.

Vườn hoa Lý Thái Tổ không nằm trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm nhưng có chức năng quan trọng trong việc kết nối hồ Hoàn Kiếm với khu vực phụ cận bao gồm: vườn hoa Diên Hồng, không gian quảng trường phía trước Ngân hàng Nhà nước; các công trình kiến trúc có giá trị như Nhà khách Chính phủ, Trụ sở Thành ủy Hà Nội, HĐND - UBND TP. Hà Nội, khách sạn Metropole...

Năm 2020 (dịp kỷ niệm 1010 năm Thăng Long Hà Nội), TP. Hà Nội đã tiến hành kè hồ Hoàn Kiếm và cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với đường dạo và thảm hoa tại công viên hồ Hoàn Kiếm đến nay được đánh giá cao. Trong khi đó hạ tầng của vườn hoa Lý Thái Tổ sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, hiện trạng cây xanh chưa phù hợp, thảm cỏ, thảm hoa và đường dạo đã xuống cấp, cần được cải tạo để đảm bảo cảnh quan và công năng sử dụng phù hợp với Di tích cấp Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm.

vuon-hoa-ly-thai-to.jpg
Hà Nội dự kiến cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ từ tháng 4.2025. Ảnh: IT

Cũng theo UBND quận Hoàn Kiếm, không gian vườn hoa sẽ được sắp xếp lại thành ba khu vực chính: khu vực Khánh tiết giáp phố Đinh Tiên Hoàng có diện tích khoảng 5.637m2, khu vực sân nhà Bát giác có diện tích khoảng 3.033m2 và khu vực vườn hoa phía sau giáp phố Ngô Quyền có diện tích khoảng 2.789m2.

Khu vực Khánh tiết gồm tiền sảnh giáp phố Đinh Tiên Hoàng, sân Khánh tiết và sân dâng hương trong đó có tượng đài Vua Lý Thái Tổ là phần cao nhất được giữ nguyên phần bệ, chỉ ốp lại phần mặt sân. Mở rộng sân Khánh tiết về phía vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng.

Hạng mục Km0 được đặt tại trung tâm của sân Khánh tiết từ kết quả cuộc thi tuyển phương án do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức năm 2020 đang được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật tại thời điểm hiện nay.

Khu vực nhà Bát giác hoàn chỉnh cảnh quan cây xanh, thảm cỏ và khu vực sân nhằm tăng khả năng kết nối với trục không gian trung tâm.

Khu vực vườn hoa (phía sau tượng đài vua Lý Thái Tổ và nhà Bát giác, kết nối với Quảng trường Ngân hàng Nhà nước) được cải tạo, chỉnh trang lại cảnh quan cây xanh, đường dạo có đặt hệ thống phun nước âm sàn sử dụng cho các kỳ cuộc, Lễ Tết và góp phần cải tạo vi khí hậu cho khu vực. Các vòi phun được đặt âm sàn nên bề mặt sân phẳng có quy mô nhỏ không ảnh hưởng đến các hoạt động của người dân và du khách khi đến với vườn hoa.

Hạng mục cây xanh, tổng số cây xanh trong vườn hoa Lý Thái Tổ được trồng đa dạng qua nhiều thời kỳ với tổng số 100 cây (20 loại) như: Sưa, vàng anh, thàn mát, bằng lăng, giáng hương, lộc vừng, hoàng yến, muồng, đa, đề, lát, xoài, phượng, si, sanh, sữa, lan, chay, sếu, dầu nước. Được thực hiện theo nguyên tắc những cây có giá trị, cây trồng lâu năm, cây cổ thụ sẽ không tác động, chỉ thay thế, dịch chuyển các cây nhỏ không có giá trị, cây sâu bệnh.

Phương án UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất: Trồng thay thế, bổ sung 23 cây bằng các chủng loại phù hợp với khí hậu Hà Nội. Khi hoàn thành tổng số cây bóng mát trên vườn hoa Lý Thái Tổ là 114 cây (tăng 14 cây so với trước cải tạo).

Phương án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ đã hoàn thành việc xin ý kiến cộng đồng dân cư vào ngày 25.2.2025.

Dự kiến thi công trong tháng 4.2025 hoàn thành tháng 10.2025.

Trên đường phát triển

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản
Trên đường phát triển

Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.