Hà Nội: Điều gì khiến quán bún riêu cua ốc gia truyền Lê Phan "hút" khách ta, khách tây nườm nượp ghé thăm?

Nhiều thực khách trong nước và nước ngoài cảm thấy ngon miệng, ấn tượng với hương vị của bát bún và phong cách phục vụ thân thiện tại quán bún gia truyền Lê Phan số 289 đường Kim Mã (quận Ba Đình, TP Hà Nội).

Kim Mã (Hà Nội): Thực khách ấn tượng với hương vị xưa tại quán bún gia truyền Lê Phan

Bún cua, bún ốc vốn được biết đến là món ăn quen thuộc của người Hà Thành, cũng là món được nhiều du khách trong nước và nước ngoài tìm tới bởi hương vị mộc mạc, dân dã. Hiện nay, rất nhiều quán bún cua, bún ốc được mở ra, nhưng để tìm được một quán có hương vị truyền thống mới là điều nhiều thực khách mong muốn.

Đối với những người sành ăn thì quán bún gia truyền Lê Phan tiền thân là quán bún gia truyền Tư Phan tại phố Hàng Bún (quận Ba Đình) chính là một trong những nơi bán bún cua, bún ốc, bún hến gia truyền ở Thủ đô.

Chị Lê Thu Hằng, chủ quán bún gia truyền Lê Phan chia sẻ, tại đây, món bún cua và bún ốc được nấu bởi loại nước dùng có vị chua dịu nhẹ với màu vàng óng tự nhiên mang đậm hương vị cổ truyền. Bún cua thì có thịt cua đóng thành tảng thơm mùi cua đồng và hành phi đặc trưng. Bún ốc thì được làm bởi những con ốc gạo, ốc nhồi ta béo tròn, giòn sần sật.

Đặc biệt, quán bún Lê Phan có món bún Hến với nguyên liệu là những con hến được đánh bắt từ dòng sông La (tỉnh Nghệ An) mang vị ngọt béo, chắc thịt. Nước dùng bún hến thanh mát được nấu cùng rau cần, rau răm, rau thìa là và hành cắt nhỏ.

Ngoài 3 món bún truyền thống thì quán Lê Phan còn có món bún thập cẩm là sự kết hợp của cả 3 loại cua, ốc, hến cũng tạo nên một hương vị rất riêng, mang tính độc quyền của quán.

bun-le-phan-5.jpg
Quán bún gia truyền Lê Phan có địa chỉ tại số 289 đường Kim Mã (quận Ba Đình, TP Hà Nội)

Chia sẻ với phóng viên, anh Tùng, thực khách đến từ Hà Nội cho biết: “Tôi là khách quen của quán bún Lê Phan, cố định một tuần tôi ăn một lần. Hôm nay tôi được trải nghiệm món bún riêu cua, có hương vị khác hoàn toàn với những quán trước đây đã từng ăn. Khi bê bát bún ra, tôi cảm thấy nước dùng của bát bún rất nóng, điều này khiến tôi cảm thấy món ăn luôn đạt độ sôi rất cao. Đồ ăn khá tươi và mới, bún ở những quán khác đôi khi hơi có mùi và vị chua, tuy nhiên khi tôi trải nghiệm món ăn ở đây bún không có những điều đó. Quẩy và chả lá lốt cũng là 2 món ăn đặc biệt của quán. Quẩy được rán nóng để có thể đạt được 2 tiêu chí là giòn và nóng, chả lá lốt đạt được độ rắn và giòn nhất định.

untitled.png
Giá mỗi bát bún tại đây dao động từ 30.000 đến 60.000 đồng/ bát tùy từng loại
z6069481159375-499a110384f5c5c2468fad71dce385a0.jpg
Du khách nước ngoài tới thưởng thức món ăn tại quán bún gia truyền Lê Phan (Tư Phan) và chụp ảnh lưu niệm
z6069478566196-0dcaa5460c5eac33ba7c9079486bf417.jpg
Du khách nước ngoài tỏ vẻ thích thú với món ăn mang đậm hương vị cổ truyền Việt Nam
z6069478623981-6267dc9db506af4ac9d393682c5dd3db.jpg
Nhân viên của quán bún Lê Phan chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài

Còn anh Long, một vị khách mới của quán bún Lê Phan chia sẻ: “Lần đầu tôi trải nghiệm món bún tại đây, khá sạch sẽ và dịch vụ rất chu đáo. Cảm thấy phù hợp với hương vị của bản thân nên đã quay lại thưởng thức nhiều hơn vì ấn tượng cách trình bày món ăn, cách phục và chất lượng thực phẩm tốt hơn so với những quán bún trước đây tôi từng ăn. Bún ốc và bún riêu cua tại đây đối với cá nhân tôi đã đạt chuẩn hương vị tôi mong muốn, rất giống hương vị nhà làm mà tôi từng được ăn. Trước đây tôi đi ăn một mình nhưng sau khoảng thời gian trải nghiệm đã giới thiệu nhiều bạn bè, đồng nghiệp trong công ty đến thưởng thức, hầu hết mọi người cũng đánh giá cao quán bún và món ăn tại đây”.

Có thể nói với những thực khách yêu thích bún cua, bún ốc, bún hến truyền thống thì có lẽ quán bún gia truyền Lê Phan tại số 289 đường Kim Mã là một sự lựa chọn thú vị, bởi đây là một trong những quán có tiếng ở Hà Nội hiện nay.

Xã hội

Vinh danh 17 doanh nghiệp có đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội

Vinh danh 17 doanh nghiệp có đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày 28.11, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện "Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng & Lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024". Tại sự kiện, 17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối
Xã hội

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Vào lúc 23h30 ngày 27.11.2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất việc đóng điện giai đoạn 1 của Dự án Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, cung cấp nguồn điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành – công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư đồi Ngân hàng (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) do Agribank cấp tín dụng.
Đời sống

Agribank chung tay vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt

Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Agribank đã tích cực tham gia xây dựng chương trình tín dụng cho nhà ở xã hội với cam kết phân bổ 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Với các giải pháp hỗ trợ tín dụng cho khách hàng, Agribank đang là ngân hàng thương mại dẫn đầu về triển khai cho vay nhà ở xã hội.

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Đời sống

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng khẳng định đây là bước đi quan trọng nhằm chuẩn bị tốt nhất nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển.

Ảnh minh họa
Xã hội

Bài 1: Xu hướng phát triển của nông nghiệp toàn cầu

Cây trồng chỉnh sửa gen là ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững. Bằng việc sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gene, Việt Nam có thể tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong nông nghiệp, có thêm giải pháp giúp nông dân tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, cải thiện sản lượng, chất lượng nông sản và thu nhập nông hộ; đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Quang cảnh đối thoại năm 2023
Đời sống

Hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo Đại biểu Nhân dân với cán bộ, viên chức, người lao động

Chiều 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền (Hà Nội), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa Đảng ủy, Lãnh đạo Báo với cán bộ, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền chủ trì Hội nghị.

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”
Xã hội

Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm”

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Trường Sĩ quan Chính trị chủ trì phối hợp với Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Hội thảo khoa học “80 năm xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị - Thành tựu và kinh nghiệm. Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.