Hà Nội đề xuất tăng giá vé xe bus từ năm 2024

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 1035/TTr – SGTVT trình UBND TP.Hà Nội về việc điều chỉnh giá vé xe buýt đối với các tuyến buýt có trợ giá trên địa bàn TP.Hà Nội.

Theo Sở GTVT TP.Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 154 tuyến buýt đang khai thác, vận hành (trong đó: 132 tuyến buýt trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour); Tổng số có 11 đơn vị khai thác vận hành thực hiện 132 tuyến buýt trợ giá (trong đó 122 tuyến đấu thầu và 10 tuyến đặt hàng); Số phương tiện xe buýt trợ giá là 2.034 xe với 277 xe sử dụng năng lượng sạch. Hiện nay, 132 tuyến buýt trợ giá phục được 30/30 quận, huyện, thị xã (đạt 100%); 512/579 xã, phường, thị trấn (đạt 88,4%).

Theo đó, mức tăng giá vé xe buýt theo lượt được đề xuất theo 5 cự ly gồm: Cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 lên 8.000 đồng; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 lên 10.000 đồng; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 lên 12.000 đồng; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 lên 15.000 đồng, từ 40km trở lên tăng từ 9.000 lên 20.000 đồng.

Với vé tháng, mức tăng trung bình 40%, cụ thể: học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp đi một tuyến là 70.000 đồng (hiện là 55.000 đồng), liên tuyến 140.000 đồng (hiện là 100.000 đồng); Vé mua theo hình thức tập thể (không ưu tiên) đi một tuyến 100.000 đồng (hiện là 70.000 đồng), liên tuyến 200.000 đồng (hiện là 140.000 đồng); Các đối tượng khác vé một tuyến là 140.000 đồng (hiện 100.000 đồng), vé liên tuyến 280.000 đồng (hiện 200.000 đồng).

Người có công, người cao tuổi (60 tuổi trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo tiếp tục được miễn tiền vé xe buýt.

Hà Nội đề xuất tăng giá vé xe bus từ năm 2024 -0
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất tăng giá vé xe buýt từ ngày 1.1.2024. Ảnh: PV

Sở GTVT TP. Hà Nội cho rằng, mạng lưới phát triển rộng khắp phục vụ người dân đi lại, cùng với đường sắt đô thị trở thành phương tiện giao thông đi lại nòng cốt trong đô thị; nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích cho người dân tham gia.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Kinh phí trợ giá vẫn ở mức cao (đặc biệt là giai đoạn 2020- 2022); Thời gian, tốc độ di chuyển buýt vẫn còn chậm; tỷ lệ người dân tham gia vẫn chưa đáp ứng được mong muốn; một số cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới phương tiện cho doanh nghiệp vẫn còn khó tiếp cận…

Theo thông tin từ một số khảo sát khả năng chi trả trung bình cho nhu cầu đi lại của người dân Hà Nội hiện nay khoảng trên 800.000 đồng/tháng nên việc điều chỉnh giá vé xe buýt hiện nay là phù hợp và không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân.

Việc tăng giá vé xe buýt còn tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phục vụ thu hút tối đa người dân đi lại bằng xe buýt và tạo động lực đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố. Tăng thu ngân sách nhà nước, tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện; chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh.

Giá vé đề xuất điều chỉnh vẫn đảm bảo nhóm người có thu nhập thấp có thể tham gia phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt; tiếp tục duy trì chính sách ưu tiên học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho xe buýt, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phục vụ để người dân lựa chọn phương tiện xe buýt cho nhu cầu đi lại trên địa bàn thành phố nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.

Giao thông

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Xã hội

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện hàng loạt vết hư hỏng: Chủ đầu tư tiếp thu ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ghi nhận, tiếp thu các ý kiến phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục, sửa chữa các điểm hư hỏng trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ
Xã hội

Đề nghị miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho xe vận chuyển hàng cứu trợ

Theo Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) tràn vào các tỉnh miền Bắc, gây ra sức tàn phá và thiệt hại to lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, kinh tế của Nhân dân, làm hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà, các công trình hạ tầng công cộng, trong đó đặc biệt nhiều công trình cầu, tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc.

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Giao thông

Bộ Giao thông Vận tải ra Công điện khẩn khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp. Để chủ động khắc phục hậu quả mưa, lũ, ứng phó sạt lở đất trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có Công điện khẩn về việc khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9
Giao thông

Hà Nội: Cấm lưu thông qua cầu Đuống từ 22h đêm nay 10.9

Căn cứ vào tình hình mực nước tăng nhanh tại sông Đuống cũng như đề nghị của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, tối 10.9, Sở Giao thông Vận tải đã ban hành phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên cầu Đuống (Km9+667 tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng), và 2 nhánh liên quan đến giao thông thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm.