Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 27.10, Đoàn giám sát số 1 của HĐND TP. Hà Nội do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn, đã làm việc với Sở NN và PTNT về việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và công trình trọng điểm giai đoạn 2021 - 2025.

Báo cáo của Sở NN và PTNT Hà Nội cho thấy, tổng các dự án mới đầu tư công thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 và Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 4.7.2023 của HĐND TP là 101 dự án khởi công mới với tổng mức đầu tư 24.649 tỷ đồng. Trong đó có 30 dự án đê điều, 69 dự án thủy lợi và 2 dự án nông nghiệp.

Báo cáo cũng chỉ rõ, đến nay có 7 dự án đang triển khai thi công; 10 dự án đã phê duyệt dự án đang trong giai đoạn lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; 25 dự án đang lập dự án; 14 dự án đang thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; 18 dự án đang trình thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư; 6 dự án đang nghiên cứu lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; 21 dự án chưa giao đơn vị lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

Theo lãnh đạo Sở NN và PTNT, đơn vị được giao tiếp tục triển khai thực hiện 2 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016- 2020 sang, bao gồm Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây TP Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa) và dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú (xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì). Tuy nhiên, hai dự án này vẫn chậm tiến độ do vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng.

Trước thực trạng trên, Sở NN và PTNT đề nghị UBND thành phố thời gian tới quan tâm cân đối bố trí vốn triển khai thực hiện cho các dự án đầu tư công khởi công mới thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư để đảm bảo tiến độ thời gian dự án đã được phê duyệt; chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án khi triển khai thực hiện.

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát ghi nhận Sở NN và PTNT có nhiều cố gắng trong triển khai các nội dung chỉ đạo của thành phố thực hiện 2 dự án trọng điểm. Tuy nhiên, Đoàn cũng lưu ý: Sở cần rà soát, đánh giá bổ sung những nội dung yêu cầu về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được TP đề ra. Bên cạnh đó, làm rõ vai trò của Sở trong công tác chỉ đạo, giám sát thực hiện cũng như tham mưu điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trong suốt quá trình triển khai Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND TP. Hà Nội về kế hoạch trung hạn 5 năm 2021 - 2025.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà ghi nhận, trong hơn một năm gần đây, Sở NN và PTNT đã tổ chức rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các sở ngành, quận huyện, có kế hoạch, tiến độ cụ thể; phân công rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân. Từ đó, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao có sự cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vai trò “tổng tư lệnh” trong lĩnh vực nông nghiệp như hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện còn chưa rõ nét; vai trò tham mưu cho UBND thành phố điều hòa, phân công, bố trí các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp chưa nổi bật. Bên cạnh đó, vẫn còn những dự án HĐND thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng chưa được phê duyệt dự án.

Trưởng Đoàn giám sát yêu cầu Sở NN - PTNT làm rõ nguyên nhân chậm phê duyệt dự án trong khi đã có chủ trương (38 dự án); đồng thời đề nghị rà soát lại kỹ từng dự án, đề xuất bố trí vốn cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với nhiệm vụ được TP giao làm chủ đầu tư 2 dự án trọng điểm (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa và dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích), Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Hà Nội nhận định, việc chậm triển khai các dự án này có trách nhiệm của UBND quận Hà đông, Sở Xây dựng trong bố trí tái định cư. Vì vậy, các đơn vị cần có giải pháp để hoàn thành theo kế hoạch.

Chuyển động

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
Hội đồng nhân dân

Quảng Nam: Bàn giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

Ngày 26.12, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng chủ trì và điều hành hội thảo.

Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương giám sát việc triển khai thực hiện phân cấp, ủy quyền thẩm quyền quản lý nhà nước.
Hội đồng nhân dân

Sẽ giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về mua sắm tài sản công

Theo đánh giá, trong năm 2024, công tác tổ chức kỳ họp được Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương thực hiện bảo đảm đúng quy định. Trong đó, các kỳ họp chuyên đề được tổ chức nhằm kịp thời ban hành nghị quyết đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương, góp phần đồng hành với UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành, cùng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
Trên đường phát triển

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại
Chuyển động

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại

Các phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp sôi động, các nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành giáo dục, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách quản lý bảo vệ rừng về những vấn đề bức thiết… những nội dung sôi động này là minh chứng thiết thực cho tinh thần chủ động, trách nhiệm của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai năm 2024.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Chuyển động

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI đã diễn ra chất lượng, hiệu quả. Những vấn đề được các đại biểu HĐND tỉnh đặt ra là những nội dung hết sức cấp thiết, được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần xem xét tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu phát biểu khai mạc kỳ họp
Chuyển động

Tích cực thảo luận, chất vấn những vấn đề cử tri quan tâm

Phát biểu khai mạc tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Ninh Thuận Khóa XI vừa diễn ra, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, bám sát các nội dung trình kỳ họp để thảo luận những tồn tại, hạn chế làm rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra; tích cực thảo luận, chất vấn những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, đặc biệt là những ý kiến cử tri bức xúc kiến nghị nhiều lần chưa được giải quyết hoặc giải quyết chậm...

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương
Chuyển động

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương

Theo ghi nhận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã linh hoạt, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh tham mưu triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh, trong năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung giám sát chuyên đề với những kiến nghị thiết thực.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tại huyện Phú Xuyên
Chuyển động

Lựa chọn vấn đề cử tri quan tâm để tổ chức giải trình, giám sát

Với việc đổi mới mạnh mẽ về công tác chỉ đạo, hoạt động; trong đó, quán triệt chủ đề công tác năm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2024, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát của Ban ngày càng đi vào thực chất, được cử tri và các đại biểu HĐND thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

HĐND thành phố đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chuyển động

Quyết liệt, đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ

Qua giám sát, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ tới nay còn nhiều tồn tại, khó khăn với 12 chỉ tiêu khó hoàn thành. Việc này đòi hỏi thành phố cần có các giải pháp, biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Chuyển động

Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp chuyên đề

Thực hiện quy định của pháp luật và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, trong năm 2024, HĐND thành phố đã tổ chức 6 kỳ họp (trong đó, có 4 kỳ họp chuyên đề); quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển của Thủ đô. Qua đó, khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp
Hội đồng nhân dân

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp

Chính sách đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp là một trong những nội dung quan trọng được xem xét tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII. Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương. Ảnh minh họa
Hội đồng nhân dân

Quyết định kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 2.624.532,36 triệu đồng

Tại Kỳ họp thứ thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, HĐND tỉnh đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương.