Hà Nội đã xếp cấp và thẩm định 100% bệnh viện

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, hiện có 86 bệnh viện, trong đó có 45 bệnh viện công lập và 41 bệnh viện tư nhân trên địa bàn thành phố đã được xếp cấp và thẩm định xong.

Được biết, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật và phân cấp giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế là nội dung mới được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, cùng với việc thực hiện Bộ 83 Tiêu chí chất lượng bệnh viện, từ năm 2025, các bệnh viện phải thực hiện Bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện theo Điều 89, 90 và 104 của Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Báo cáo mới nhất của Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho thấy, đến ngày 25.10.2024 có 1.170 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã chấm điểm xếp cấp và báo cáo trực tuyến về Bộ Y tế. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương xếp cấp được nhiều bệnh viện trực thuộc nhất.

Kết quả phản ánh đúng năng lực chuyên môn và thực trạng bệnh viện, đồng thời giúp các Sở Y tế nắm bắt rõ thực trạng các bệnh viện và bảo đảm công bằng giữa các bệnh viện công lập và ngoài công lập.

benh-vien-xanh-pon-2268-4437.jpg
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Ngoài ra, còn một số bệnh viện khó khăn trong quá trình xếp cấp như các tiêu chí về năng lực và phạm vi hoạt động chuyên môn chưa phù hợp với các bệnh viện chuyên khoa và khó thực hiện ở tuyến tỉnh; tiêu chí về xây dựng tiêu chuẩn chất lượng lâm sàng thực hiện chấm điểm không thống nhất giữa các cơ sở…

Hiện vẫn còn hơn 20 sở y tế chưa gửi báo cáo về Bộ Y tế về xếp cấp. Nhiều sở xếp cấp được ít các đơn vị dù Bộ Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã có công văn đôn đốc, nhắc nhở.

Để bảo đảm thực hiện đúng quy định và hoàn thành việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1.1.2025, ngành y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đẩy nhanh tiến độ và gửi báo cáo về Bộ Y tế trước 30.10.2024.

Như vậy, với việc 86 bệnh viện, trong đó có 45 bệnh viện công lập và 41 bệnh viện tư nhân đã xếp cấp và thẩm định, Sở Y tế Hà Nội là đơn vị đầu tiên hoàn thành việc xếp cấp 100% các đơn vị y tế trên địa bàn.

Cụ thể, có 9 bệnh viện đạt ≥ 70 điểm, trong đó 6 bệnh viện công lập: Phụ sản Hà Nội (84 điểm); Đa khoa Xanh Pôn (81 điểm); Tim Hà Nội (75 điểm); Ung bướu Hà Nội (71 điểm); Thanh Nhàn (70 điểm); Đa khoa Đức Giang ( 70 điểm) và 3 bệnh viện tư nhân: Đa khoa quốc tế Vinmec (78 điểm); Phụ sản Thiên An (75 điểm); Đa khoa Tâm Anh (73 điểm).

Tính tổng toàn thành phố Hà Nội có 9% số bệnh viện đạt tiêu chuẩn cấp chuyên sâu và 91% bệnh viện đạt tiêu chuẩn cấp cơ bản.

Tin tức

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Ảnh: PV
Sức khỏe

Chính sách “cốt lõi” hướng tới mục tiêu giảm thiểu tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam

Giới chuyên gia nhìn nhận, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là một chiến lược then chốt và hiệu quả để giảm tiêu thụ thuốc lá, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trẻ em. Tăng thuế thuốc lá sẽ góp phần cải thiện sức khỏe của người lao động, qua đó tăng năng suất, giảm chi phí y tế, tạo điều kiện tăng chi cho giáo dục, gia tăng tiết kiệm để phục vụ cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh.