Hà Nội: Chủ lò gạch đứng trước nguy cơ phá sản vì bị cắt điện sản xuất tại huyện Chương Mỹ

Hơn một năm qua, một số lò gạch trên địa bàn xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã bị cắt điện đột ngột, nguyên vật liệu sản xuất bị tồn đọng, máy móc không thể di dời và bị hỏng hóc khiến chủ các lò gạch “trở tay không kịp”.

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội): Chủ lò gạch đứng trước nguy cơ phá sản vì bị cắt điện sản xuất (Video: Quang Sáng)

Chủ lò gạch xin được cấp điện để sản xuất nốt những nguyên liệu tồn đọng, thu hồi vốn

Mới đây, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của một số chủ lò gạch tại xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ) về việc bị cắt điện sản xuất khiến hàng trăm công nhân mất việc làm, nguồn nguyên vật liệu sản xuất bị tồn đọng quá nhiều, máy móc, thiết bị hư hỏng do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Chủ các lò gạch này đang rơi vào cảnh “khóc dở mếu dở” đứng trước nguy cơ phá sản.

Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Quốc Tuấn, chủ cơ sở sản xuất gạch Quốc Anh thuộc thôn Yên Kiện (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ) cho biết, trước kia khu vực này sản xuất gạch thủ công thuộc huyện Hà Tây cũ. Đến năm 2015, dự án sản xuất gạch theo công nghệ lò vòng, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và được các cấp chính quyền phê duyệt, sau đó UBND huyện Chương Mỹ chấp thuận cho một số cơ sở sản xuất gạch trong vòng 5 năm.

Trong thời gian đầu sản xuất, cơ sở phải vay mượn, cắm các bìa đỏ trong gia đình vay ngân hàng, vốn liếng không có nhiều nên việc sản xuất cũng bị trì trệ. Sau khi đi vào sản xuất một thời gian đến năm 2018, cơ sở sản xuất bị ảnh hưởng vỡ đê bên huyện Quốc Oai tràn nước sang, gây ngập khiến việc sản xuất bị dừng lại khoảng 6 tháng để khắc phục thiệt hại.

Sau đó đến năm 2020, cơ sở cũng không sản xuất được vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, chính quyền yêu cầu dừng sản xuất. Sau đó cơ sở gạch Quốc Anh cũng hết hợp đồng và chính quyền cũng bù cho cơ sở này một thời gian ngắn khoảng hơn 1 năm sản xuất. Đến năm 2021, Huyện lại không cho sản xuất nữa và cơ sở lại phải dừng mất hơn 1 năm. Đến tháng 6.2022 cơ sở được Huyện đóng điện cho sản xuất đến đầu tháng 6.2023 thì Huyện lại cắt điện và dừng sản xuất đến thời điểm hiện tại.

lo-gach-chuong-my-ha-noi-9-5246.jpg
Một số chủ lò gạch tại xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ) đứng trước nguy cơ phá sản vì bị cắt điện sản xuất
lo-gach-chuong-my-ha-noi-4-9280.jpg
Nguyên vật liệu tại cơ sở sản xuất gạch Quốc Anh bị tồn đọng
lo-gach-chuong-my-ha-noi-5-4483.jpg
lo-gach-chuong-my-ha-noi-7-3016.jpg
Máy móc, thiết bị có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian
lo-gach-chuong-my-ha-noi-2-6736.jpg
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, khiến lò gạch bị ngập nước, một số máy móc, vật tư bị hư hỏng
lo-gach-chuong-my-ha-noi-8-3244.jpg
Hàng trăm chiếc xe điện vận chuyển gạch của cơ sở Quốc Anh nằm phơi nắng và có dấu hiệu hư hỏng ắc quy, ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng

Ông Trần Quốc Tuấn cũng chia sẻ thêm: “Khi bị cắt điện dừng sản xuất thì chúng tôi bị ảnh hưởng toàn bộ nhân công gần như bị trì trệ, không thể sản xuất được nữa, trong khi đó vật tư chúng tôi đã mua hết về vẫn để nguyên, tồn đọng rất nhiều, các xe cộ, máy móc phục vụ cho sản xuất gần như hỏng hóc. Sau đó chúng tôi cũng làm đơn trình bày lên UBND Xã, UBND Huyện rồi các cấp có thẩm quyền trên Thành phố tạo điều kiện cho chúng tôi sản xuất, xử lý những nguyên liệu tồn đọng để thu hồi lại vốn trả lại cho ngân hàng tránh tình trạng vỡ nợ. Các văn bản phản hồi trên Thành phố là Huyện xem xét và tạo điều kiện nhưng Huyện thì chưa có văn bản gì trả lời cả và Huyện vẫn tạm dừng, vẫn cắt điện. Giờ chúng tôi chỉ có mong muốn duy nhất là các cấp có thẩm quyền làm sao tạo điều kiện cho chúng tôi sản xuất nốt những nguyên liệu tồn đọng để thu hồi vốn”.

Liên quan tới nội dung này, ngày 15.12.2023, Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có công văn số 10568/SXD-KTXD gửi UBND TP Hà Nội về việc ý kiến đối với các kiến nghị liên quan đến sản xuất gạch nung theo công nghệ Hoffman (lò vòng) trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Công văn này nêu rõ, về định hướng đầu tư sản xuất gạch đất sét nung - Giai đoạn 2021-2030, việc đầu tư sản xuất gạch nung được thực hiện theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18.8.2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

vb-lo-gach-chuong-my-1-3915.jpg
vb-lo-gach-chuong-my-2-1926.jpg
Sở Xây dựng TP Hà Nội đã có công văn số 10568/SXD-KTXD gửi UBND TP Hà Nội về việc ý kiến đối với các kiến nghị liên quan đến sản xuất gạch nung theo công nghệ Hoffman (lò vòng) trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Lộ trình sản xuất gạch nung quy định tại Phụ lục VII kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg: “Đến năm 2025, các cơ sở sản xuất đang sử dụng công nghệ lạc hậu. Thiết bị cũ tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phải đầu tư cải tạo, chuyển đổi thành các cơ sở sản xuất có công nghệ tiên tiến, có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng đáp ứng các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường hoặc buộc phải dừng sản xuất”. UBND huyện Chương Mỹ căn cứ định hướng nêu trên và thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn Huyện để triển khai thực hiện.

Hướng dẫn các chủ cơ sở sản xuất gạch nung theo công nghệ Hoffman (lò vòng) trên địa bàn huyện lập văn bản cam kết và xác định cụ thể thời hạn sản xuất (trên cơ sở lượng đất nguyên liệu thực tế còn tồn tại và công suất sản lượng gạch của doanh nghiệp) theo các nội dung UBND Thành phố đã chỉ đạo nhưng không vượt quá lộ trình phải chuyển đổi công nghệ theo quy định tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất gạch nung nêu trên nghiêm túc thực hiện: Công tác bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình hoạt động của cơ sở, không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Xây dựng phương án hoạt động đến thời điểm phải dừng sản xuất, phương án hoàn trả mặt bằng, phương án chuyển đổi sản xuất, công nghệ (nếu có nhu cầu) theo quy định tại Phụ lục số VII trong Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18.8.2020 của Thủ tướng Chính phủ báo cáo UBND Huyện.

Lãnh đạo xã Đông Phương Yên mong muốn cấp trên tạo điều kiện

Trao đổi với phóng viên về vụ việc nêu trên, ông Phan Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên cho biết, điện để sản xuất gạch là do công ty điện lực cắt cũng phải được hơn một năm nay, các lò gạch hợp đồng với công ty điện lực Chương Mỹ. Quan điểm của Xã cũng rất mong muốn các cấp lãnh đạo bên trên tạo điều kiện cho người ta giải quyết hết những tồn đọng hiện tại và để cung ứng vật liệu xây dựng cho khu vực. Vì nhu cầu của người dân xung quanh đây đỡ phải đi mua vật liệu xa, giá cả và chất lượng không hợp lý. Ngoài ra, khu đất có lò gạch thì tăng nguồn thu ngân sách, người ta hoạt động thì người ta phải đóng thuế, tạo công việc cho người dân địa phương, thu hút nguồn lao động. Nếu mà không được lâu dài thì cũng phải cho giải quyết nốt những tồn tại.

“Chúng tôi cũng đã đề xuất lên Thành phố là có chỉ đạo buộc phải tạm dừng sản xuất thì tạo điều kiện cho các lò gạch có thời gian cho họ giải quyết những vật liệu tồn đọng như máy móc, đất, cát”, ông Phan Ngọc Thanh cho biết thêm.

Liên quan tới vụ việc nêu trên, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã đặt lịch làm việc với UBND huyện Chương Mỹ và đang chờ hồi âm.

*Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để thông tin tới bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.