Hà Nội: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan

Để chủ động, sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó với thiên tai xảy ra, ngay từ đầu năm 2024, UBND TP. Hà Nội đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai các chương trình, phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả, sự cố, thiên tai phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đơn vị, sẵn sàng với các tình huống xảy ra.

Nhiều tiềm ẩn khó lường do biến đổi khí hậu

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, từ tháng 7.2024 đến tháng 9.2024, bão và áp thấp nhiệt đới có khoảng từ 5 - 7 cơn hoạt động trên biển Đông. Theo đó, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Hà Nội 1 đến 2 cơn.

Cùng với đó là thời tiết nắng nóng có khoảng 4 - 6 đợt từ 2 ngày trở lên, trong đó có khoảng từ 2 - 3 đợt nắng nóng gay gắt. Mưa lớn diện rộng ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội có khoảng 3 - 5 đợt, với hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh. Trong tháng 7 và tháng 8 có khả năng xuất hiện 2 - 3 trận lũ; tháng 9 có khả năng xuất hiện 1 đến 2 trận lũ.

Hà Nội: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan -0
Nhiều trận mưa, dông kèm lốc, sét, gió giật mạnh xuất hiện trên địa bàn TP. Hà Nội. Ảnh: HNM

Đỉnh lũ trên các sông Đà, sông Hồng, sông Đuống có khả năng ở mức dưới báo động 1, sông Đáy ở mức trên báo động 2. Còn từ tháng 7 đến tháng 9 là thời kỳ lũ chính vụ, mưa lũ xảy ra thường xuyên trên các hệ thống sông, vào thời kỳ này khả năng xảy ra từ 3 - 5 trận lũ với biên độ lũ từ 1 - 3m có khả năng xảy ra xói, sạt lở đất do mưa ở vùng đồi núi tại các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì và các khu vực lân cận. Trong khi đó, vào tháng 10 vẫn có khả năng xuất hiện 1 - 2 trận lũ muộn…

Hà Nội: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan -0
Mực nước lên cao trên sông Hồng. Ảnh: KTĐT

Do yếu tố ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết, thủy văn trên nên các hiện tượng thời tiết, thiên tai cực đoan như dông lốc, rét hại, nắng nóng gay gắt, bão mạnh; mưa lớn tập trung với cường độ mạnh trong thời gian ngắn gây ngập úng cục bộ tại các khu đô thị, vùng trũng thấp; lũ lớn, lũ muộn, lũ rừng ngang, sạt lở đất, cháy rừng… luôn ảnh hưởng đến các nơi trên địa bàn TP. Hà Nội.

Sẵn sàng ứng phó để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại

Để chủ động phòng ngừa các tình huống có thể xảy ra, ngay từ đầu năm 2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt tới các cấp, các ngành nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động rà soát, xây dựng, hoàn thiện các chương trình, phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đơn vị.

Cụ thể, cùng với tổng kết và triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạnthì 30/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thiện việc kiện toàn bộ máy chỉ huy, chỉ đạo; 579/579 xã phường thị trấn đã kiện toàn tổ chức lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai với sự tham gia của trên 60.000 người với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, dự bị động viên, có sự tham gia của lực lượng khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...

Hà Nội: Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan -0
Trạm bơm Thạch Nham ở huyện Thanh Oai phục vụ phòng chống úng ngập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: KTĐT

UBND thành phố cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã triển khai công tác chuẩn bị kiểm tra, rà soát lực lượng, vật tư, phương tiện và hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”; hoàn thành công tác kiểm tra, đánh giá số lượng, chất lượng vật tư, trang thiết bị, báo cáo kiểm kê trang thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, báo cáo kiểm kê vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão trước mùa lũ năm 2024; xây dựng triển khai kế hoạch mua sắm, bổ sung; đánh giá hiện trạng công trình đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai trước mùa mưa lũ năm 2024. Từ đó xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, sẵn sàng khi có tình huống thiên tai, sự cố xảy ra.

Để đảm bảo an toàn công trình đê điều, UBND thành phố Hà Nội đã tăng cường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ bãi sông. Nhờ đó, các sự cố, hư hỏng công trình đê điều đã được phát hiện, báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời.

Với các sự cố sạt lở đê điều nghiêm trọng, đặc biệt nguy hiểm, báo cáo UBND thành phố công bố tình trạng khẩn cấp, phối hợp đề xuất các biện pháp xử lý giờ đầu, các phương án kỹ thuật xử lý cấp bách, kịp thời khắc phục, đảm bảo an toàn chống lũ cho các tuyến đê, an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Cùng với đó, thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác quản lý đầu tư, xây dựng và duy tu bảo dưỡng, nâng cấp đê điều và duy tu bảo trì hệ thống thủy lợi. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn thành phố có 89 hồ chứa nước thủy lợi, 461 bai, đập dâng, 1.984 trạm bơm điện với 4.413 máy bơm các loại; 2.433 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 3.617,03km.

Qua kết quả kiểm tra công trình thủy lợi trước mùa mưa bão năm 2024 cho thấy hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định đảm bảo phục vụ sản xuất, dân sinh và phòng, chống thiên tai trên địa bàn.

TP. Hà Nội hiện có tổng số 626,513 km đê được phân cấp. Trong đó: 37,709 km đê đê hữu Hồng (đoạn qua Hà Nội cũ) là cấp đặc biệt; 249,578 km đê cấp I; 45,004 km đê cấp II; 72,165 km đê cấp III; 160,016 km đê cấp IV; 62,041 km đê cấp V. Ngoài ra, còn có 43 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài 144,152 km chưa được phân cấp. Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố đã phát sinh 5 sự cố về đê điều. Trong đó, có 2 sự cố về kè, 2 sự cố bờ bãi sông, 1 sự cố công trình đê điều khác.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…