Hà Nội chính thức phê duyệt mức học phí mới và danh mục các khoản thu

Theo Nghị quyết mới, ước tính, tổng số thu học phí của Hà Nội giảm khoảng 1,279 tỷ đồng so với tổng thu so với học phí quy định ở Nghị quyết cũ. Ngân sách sẽ bù vào số tiền trên để đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục khi thực hiện điều chỉnh mức thu học phí.

Tại Kỳ họp chuyên đề, Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã thống nhất thông qua 2 nghị quyết quan trọng để thúc đẩy phát triển giáo dục Thủ đô gồm: Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP. Hà Nội từ năm học 2023  -2024; Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP. Hà Nội.

Trong đó, nghị quyết quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn từ năm học 2023-2024, thay thế Nghị quyết số 03 ban hành tháng 7.2023.

Theo nghị quyết, mức thu học phí đối với hình thức học trực tiếp từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022. Đồng thời, thành phố thông qua mức thu các khoản dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028 là giai đoạn quan trọng của Hội Sinh viên Việt Nam -0
Quang cảnh Kỳ họp thứ mười lăm, kỳ họp chuyên đề HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, ngày 29.3

Theo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2023 - 2024, mức thu học phí đối với hình thức học trực tiếp gồm:

Cấp học nhà trẻ, mẫu giáo, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học Phổ thông sẽ thu 217.000 đồng/học sinh/tháng địa bàn thành thị, 95.000 đồng/học sinh/tháng địa bàn nông thôn, 24.000 đồng/học sinh/tháng địa bàn miền núi.

Cấp học mầm non 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở thu 155.000 đồng/học sinh/tháng địa bàn thành thị, 75.000 đồng/học sinh/tháng đối với địa bàn nông thôn, 19.000 đồng/học sinh/tháng địa bàn miền núi. Nghị quyết cũng quy định mức thu học phí đối với hình thức trực tuyến (online) bằng 75% mức thu học phí theo hình thức trực tiếp trên.

Đối tượng áp dụng là các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên công lập, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (không bao gồm cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) trên địa bàn thành phố Hà Nội và trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục này.

Mức thu học phí với hình thức học online bằng 75% hình thức học trực tiếp nêu trên. Báo cáo thẩm tra nội dung trên, Trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP Nguyễn Thanh Bình cho biết Ban thống nhất với mức thu học phí trên.

Ước tính, tổng số thu học phí giảm khoảng 1,279 tỷ đồng so với tổng thu so với học phí quy định ở nghị quyết cũ. Ngân sách sẽ bù vào số tiền trên để đảm bảo kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục khi thực hiện điều chỉnh mức thu học phí.

Cũng ở lĩnh vực giáo dục, HĐND TP. Hà Nội thông qua nghị quyết quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).

Mức thu các khoản dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP. Hà Nội (tính trên mỗi học sinh)

Danh mục dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Mức trần

Tiền ăn của học sinh

Bữa sáng: 20.000 đồng/ngày

Bữa trưa: 35.000 đồng/ngày

Chăm sóc bán trú

235.000 đồng/tháng

Trang thiết bị phục vụ bán trú

Mầm non: 200.000 đồng/năm học

Tiểu học, THCS: 133.000 đồng/năm học

Dịch vụ học 2 buổi/ngày, với cấp THCS

235.000 đồng/tháng

Nước uống cho học sinh

16/000 đồng/tháng

Chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (trước và sau giờ học chính khóa)

12.000 đồng/giờ

Chăm sóc nuôi dưỡng ngoài giờ trong ngày nghỉ

96.000 đồng/ngày

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống

15.000 đồng/giờ

Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, bồi dưỡng bổ sung kiến thức các môn văn hóa

15.000 đồng/giờ

Dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh

10.000 đồng/km

Tiền ở của học sinh nội trú, không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc Nội trú

400.000 đồng/tháng

Nghị quyết quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của TP. Hà Nội sẽ áp dụng với các đối tượng gồm:

Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; học viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của TP. Hà Nội; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên của TP. Hà Nội.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028 là giai đoạn quan trọng của Hội Sinh viên Việt Nam -0
Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hà Nội Trần Đình Cảnh trình bày tờ trình về điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp TP. Hà Nội 

Nghị quyết nêu rõ, căn cứ mức trần (mức cao nhất) tại Nghị quyết này, các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán chi phí để xác định mức thu cụ thể, phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành, bảo đảm không vượt mức trần quy định.

Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu các khoản dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục để quản lý, sử dụng theo quy định; trả chứng từ thu tiền cho người học theo chế độ quy định; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với học sinh thuộc diện chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Tại Kỳ họp, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố năm học 2023-2024. 

Cũng theo nghị quyết, HĐND TP. Hà Nội giao bổ sung 2.648 biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã. Trong đó, biên chế viên chức các trường trung học phổ thông là 447 chỉ tiêu; các trường trung học cơ sở là 1.033; các trường tiểu học là 977; các trường mầm non là 191. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.