Hà Nội cần quan tâm đầu tư hơn cho thư viện

Làm việc với Thư viện Hà Nội chiều 23.8, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Thành phố Hà Nội quan tâm và đầu tư hơn nữa cho thư viện, đặc biệt là Thư viện Hà Nội. Bởi đây là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học, góp phần tạo môi trường học tập suốt đời cho Nhân dân, xây dựng con người Việt Nam toàn diện.

Hà Nội cần quan tâm đầu tư hơn cho thư viện -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Phan Viết Lượng phát biểu tại cuộc làm việc

Nằm tại trung tâm Thủ đô (47 Bà Triệu, Hoàn Kiếm), trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, Thư viện Hà Nội là một trong những địa chỉ văn hóa luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Hà Nội nhiều thế hệ. Đến tháng 2.2009, sau khi hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây, Thư viện Hà Nội có thêm trụ sở tại số 2B Quang Trung, quận Hà Đông.

Năm 2021 - 2022, cơ sở vật chất tại Bà Triệu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đầu tư, cải tạo từ tầng 1 đến tầng 4 với thiết kế hiện đại, khang trang, sạch đẹp, nên càng thu hút đông đảo bạn đọc.

Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh khẳng định, Thư viện không ngừng tăng cường bổ sung và nâng cao chất lượng vốn tài liệu, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và xu hướng phát triển chung của xã hội. Tổng số vốn tài liệu hiện có là 655.844 bản sách.

Hà Nội cần quan tâm đầu tư hơn cho thư viện -0
Đoàn khảo sát phòng đọc tại Thư viện Hà Nội

Cùng đó, thư viện cũng đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ hoạt động thư viện, bảo đảm tính quy chuẩn, chuyên nghiệp hóa trong quá trình xử lý thông tin, nghiệp vụ. Hiện tại, Thư viện Hà Nội đã ứng dụng phần mềm thư viện điện tử LIBOL 6.0 cho các hoạt động nghiệp vụ, quản lý và phục vụ bạn đọc: thực hiện việc cấp thẻ trực tuyến; biên soạn thư mục chuyên đề, thư mục giới thiệu sách mới; số hóa vốn tài liệu địa chí; sản xuất sách phục vụ bạn đọc khiếm thị (sách chữ Braille, sách nói)...

Bên cạnh việc phục vụ bạn đọc tại chỗ, Thư viện Hà Nội chú trọng công tác phục vụ bạn đọc ngoài thư viện, mở rộng đối tượng, phạm vi cấp thẻ và hình thức phục vụ học sinh đọc sách tại các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn. Luân chuyển sách báo tới các quận, huyện, thị xã (376.650 số sách luân chuyển).

Phục vụ thư viện lưu động tới các điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội, nhằm phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, chú trọng tới vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn để giúp người dân được tiếp cận tri thức một cách thuận tiện.

Hà Nội cần quan tâm đầu tư hơn cho thư viện -0
Tổng số vốn tài liệu hiện có của Thư viện Hà Nội là 655.844 bản sách

Tuy nhiên, “cơ chế, chính sách chưa quan tâm nhiều đến ngành thư viện và các hoạt động của thư viện nên việc tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc còn hạn chế. Hàng năm Thư viện được cấp kinh phí để bổ sung tài liệu sách, báo, tạp chí, song kinh phí chưa đủ để mua tài liệu điện tử, tài liệu số đáp ứng nhu cầu bạn đọc và bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội...”, ông Trần Tuấn Anh phản ánh.

Công tác phát triển mạng lưới thư viện cơ sở còn khó khăn do thiếu kinh phí hoạt động, thiếu cán bộ phụ trách do chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp. Một số thư viện cấp quận, huyện diện tích chật hẹp, vị trí không thuận lợi, xa dân cư, do đó hạn chế lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện…

Trong bối cảnh Luật Thư viện được Quốc hội Khóa XIV thông qua năm 2019 và có hiệu lực từ 1.7.2020 với nhiều quy định khẳng định vai trò của thư viện trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, thúc đẩy văn hóa đọc, Đoàn khảo sát đề nghị Hà Nội quán triệt và thực hiện tốt hơn điều này bằng cơ chế, chính sách phù hợp, đặc biệt là tăng đầu tư cho Thư viện Hà Nội làm đầu tàu cho hệ thống thư viện của cả thành phố.

Đối với Thư viện Hà Nội, cần quan tâm xây dựng nguồn tài nguyên thông tin, liên thông, kết nối với các thư viện khác, tạo thuận lợi cho việc khai thác thông tin hiệu quả; nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường các tiện ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng của độc giả...

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).