Hà Nội: Bắt nhóm cán bộ quận, phường nhận hối lộ để 'bảo kê' cho công trình xây dựng

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã ra Lệnh bắt, tạm giữ đối với Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Vũ Diêm, Bùi Thanh Nhã, Lê Thanh Thủy, Trần Văn Quân, Vũ Cát Sự về hành vi nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Kết luận số 12-KL/TW ngày 6.4.2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Qua công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện vụ việc nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai.

bda00092e1c1519f08d0.jpg
Các đối tượng tại cơ quan điều tra

Kết quả điều tra xác định, vào khoảng tháng 8.2024, bà Mai Thị Chung (sinh năm 1982 địa chỉ: KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) có nhu cầu xây dựng hoàn thiện căn nhà liền kề số 40 thuộc Dự án khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Công an quận Hoàng Mai (địa chỉ, ngõ 79 phố Thanh Đàm, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai do Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà (Công ty Hoàng Hà) làm chủ đầu tư) từ nhà 3,5 tầng thành nhà 5 tầng. Thông qua Bùi Thanh Nhã - Nguyên Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai (nay là Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt), bà Chung gặp trực tiếp Chủ tịch UBND phường Thanh Trì Đặng Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Trì Nguyễn Vũ Diêm và Chuyên viên Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai Trần Văn Quân, phụ trách địa bàn phường Thanh Trì để gửi đơn xin hoàn thiện căn nhà.

Tháng 9.2024, bà Chung được Nguyễn Vũ Diêm trao đổi về việc nhà bà Chung chỉ được phép xây 3,5 tầng và nếu muốn xây lên 5 tầng cần phải xin phép nhiều cơ quan chức năng; Diêm yêu cầu bà Chung phải đưa cho Diêm số tiền: 100 triệu đồng. Sau khi nhận tiền, Nguyễn Vũ Diêm giữ lại 20 triệu đồng; 80 triệu đồng Diêm đưa cho Trần Văn Quân để chia cho Đặng Thanh Tùng 30 triệu đồng, Vũ Cát Sự, Chuyên viên Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai, phụ trách địa bàn phường Thanh Trì 10 triệu đồng, Bùi Thanh Nhã 20 triệu đồng, Lê Thanh Thủy, Đội phó Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hoàng Mai 10 triệu đồng, Quân hưởng lợi 10triệu đồng.

ecc0cd19-ae63-49b1-85e7-4e6268cdf86d.jpg
Dự án khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Công an quận Hoàng Mai.

Ngày 26.11.2024, UBND phường Thanh Trì tiến hành kiểm tra công trình xây dựng tại dự án khu nhà ở cán bộ, chiến sĩ trong đó có căn nhà của bà Mai Thị Chung. Ngày 10.12.2024, UBND phường Thanh Trì đã ra Thông báo số 580/TB-UBND yêu cầu các công trình trên dừng thi công xây dựng. Sau khi nhận thông báo, tối ngày 19.12.2024, bà Chung đã gặp ông Đoàn Trường Sơn (chủ căn số 38), bà Nguyễn Thị Liễu (chủ căn số 13) để cùng thống nhất 3 nhà góp tiền để đưa cho Diêm nhằm xin tạo điều kiện để tiếp tục được xây dựng công trình. Ngày 20.12.2024, ông Sơn, bà Chung, bà Liễu gặp Nguyễn Vũ Diêm tại phòng làm việc để trao đổi về việc tiếp tục hoàn thiện công trình và để số tiền 100 triệu trên bàn làm việc của Diêm.

Bà Mai Thị Chung trình bày: Để hoàn thiện căn nhà số 40, ngoài các lần đưa tiền nêu trên, bà Chung đi cùng Phó Giám đốc Công ty Hoàng Hà ông Lê Thanh Tùng đến phòng làm việc của Diêm và đưa 2 lần với tổng số tiền 70 triệu đồng. Tổng số tiền bà Chung đưa cho Nguyễn Vũ Diêm là 270 triệu đồng.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội xác định từ tháng 8.2024 đến nay, ngoài việc nhận tiền của bà Mai Thị Chung, trong quá trình công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường Thanh Trì, Trần Văn Quân và Vũ Cát Sự còn nhận tiền để không tiến hành kiểm tra sai phạm về trật tự xây dựng (chủ yếu là lỗi không được cấp phép xây dựng, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của 4 hộ gia đình ông Vũ Xuân Trường, ông Nguyễn Văn Thắng, ông Vương Đức Hiệp, ông Lê Văn Đàm và nhận tổng số tiền 650 triệu đồng.

Trần Văn Quân và Vũ Cát Sự báo cáo Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Vũ Diêm và cất giữ tiền trong tủ cá nhân tại phòng làm việc của Quân. Sau khi nhận tiền, các đối tượng thống nhất phân chia tỷ lệ hưởng lợi như sau: Đặng Thanh Tùng từ 25%-30%; Nguyễn Vũ Diêm từ 15%-20%; Bùi Thanh Nhã 20%; Lê Thanh Thủy 10%; Vũ Cát Sự 10%; Trần Văn Quân 10% (không có sổ sách theo dõi). Hiện, Cơ quan điều tra thu giữ gần 600 triệu đồng tại tủ làm việc của Trần Văn Quân.

Căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc và lời khai của những người có liên quan, hành vi của các đối tượng mang tính hệ thống, diễn ra trong thời gian dài, cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. ​Ngày 14.3,2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra Lệnh bắt, tạm giữ đối với Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Vũ Diêm, Bùi Thanh Nhã, Lê Thanh Thủy, Trần Văn Quân, Vũ Cát Sự về tội: Nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự.

An ninh trật tự

Hỗ trợ người dân bản Văng Phao, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An di dời tài sản, nhà cửa đến nơi tái định cư an toàn. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài cuối: Cần các giải pháp căn cơ

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an ninh phi truyền thống (ANPTT), cũng như nhận diện rõ các nguy cơ, thách thức ANPTT hiện hữu, Nhà nước và Bộ Công an đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả với các nguy cơ, thách thức ANPTT đặt ra. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các nguy cơ ANPTT ở khu vực biên giới nói riêng và cả nước nói chung, cần có các giải pháp căn cơ.

Công an xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An “3 cùng, 4 bám” với người dân, luôn có mặt kịp thời khi người dân cần, bảo đảm an ninh, trật tự vững chắc khu vực biên giới. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 4: “Điểm tựa” của Nhân dân

Với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, những năm gần đây, cùng với chủ trương đưa Công an chính quy về cơ sở, trong đó có 1.084 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới (KVBG), Công an nhân dân đã thực sự trở thành “điểm tựa của nhân dân”. Qua đó, góp phần ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT), đặc biệt là ở khu vực biên giới, làm sáng đẹp hơn nữa phẩm chất chiến sĩ công an cách mạng trong thời kỳ mới.

Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn
An ninh trật tự

Bộ Công an triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ

Cục Cảnh sát Quản Lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ chưa xác định thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Nam và biểu dương các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thu nhận mẫu ADN.

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5
An ninh trật tự

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5

Nhằm chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp lễ 30.4 - 1.5, đồng thời triển khai hiệu quả Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ ra quân thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình
Quốc phòng - An ninh

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình

Chiều 22.4 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an tổ chức Lễ Phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sỹ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh anh dũng hi sinh trong khi truy bắt tội phạm ma túy.

Các chiến sĩ biên phòng, công an, đoàn viên thanh niên thực hiện công trình thắp sáng đường biên tại tuyến đường biên giới Đắk Nông. Ảnh: Đức Hưng
Quốc phòng - An ninh

Bài 3: Không gian mạng - mảnh đất màu mỡ tội phạm xuyên biên giới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới và internet tốc độ cao đã tạo ra một không gian chiến lược mới có tên gọi “không gian mạng”. Với đặc trưng không có đường biên giới - không gian mạng là mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm phát triển và làm gia tăng các nguy cơ an ninh phi truyền thống (ANPTT); đe dọa nghiêm trọng bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ Hội trường Bộ Công an đến Hội trường UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
An ninh trật tự

Mỗi gia đình phải là "pháo đài" phòng chống ma túy

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú cho rằng: phòng chống tội phạm ma túy là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không được “khoán trắng" cho lực lượng Công an. Theo đó, mỗi người dân phải là một cán bộ tuyên truyền, mỗi gia đình phải là một "pháo đài" phòng, chống ma túy...