Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm tháng cuối năm

Chỉ còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm những ngày này tăng cao hơn bao giờ hết. Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sở Công thương thành phố Hà Nội sẽ tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tạo chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất, tiêu dùng

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng gia tăng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển ngày càng nhiều. Do đó, trước thềm các dịp lễ, Tết, TP. Hà Nội triển khai nhiều đợt kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Các đoàn thanh tra, kiểm tra thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm tại các chợ, siêu thị, và các cửa hàng bán lẻ. Đặc biệt, các thực phẩm như rau củ quả, thịt, gia cầm, thủy sản - những mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán được chú trọng kiểm tra về nguồn gốc, quy trình bảo quản, chất lượng sản phẩm, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.

Ngoài ra, Hà Nội cũng tăng cường công tác kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn, đặc biệt là các cơ sở chế biến thực phẩm sẵn, phục vụ khách hàng trong các dịp tiệc tùng, lễ hội.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thế Hiệp cho biết: thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21.10.2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; hàng năm, Sở Công thương chủ động bám sát nội dung chỉ đạo của Trung ương, TP. Hà Nội để xây dựng Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương và triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

j1.jpg
Ngành chức năng thành phố Hà Nội kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các siêu thị. Nguồn: ITN

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, Sở đã tích cực phối hợp với Sở Y tế - cơ quan thường trực về an toàn thực phẩm thành phố và các sở, ngành đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội cho phù hợp với các quy định hiện hành. Đồng thời, đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đối với chất lượng thực phẩm lĩnh vực công thương qua nhiều hình thức, góp phần tạo bước chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội.

Ngoài ra, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm được đẩy mạnh. Sở cũng xây dựng và ban hành các quy trình ISO thực hiện thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm …

Xử lý nghiêm các vi phạm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho dịp cuối năm 2024, và dịp Tết năm 2025, Sở Công thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm lĩnh vực công thương đã xây dựng từ đầu năm; đồng thời, bám sát chỉ đạo của TP. Hà Nội để xây dựng Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, tập trung triển khai hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về ATTP trong lĩnh vực công thương. Theo đó, sẽ bám sát các nội dung, khẩu hiệu tuyên truyền được hướng dẫn tại Kế hoạch của thành phố để xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp, cụ thể cho từng nhóm đối tượng (nhà quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng).

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu, kết nối cung - cầu các sản phẩm thực phẩm an toàn từ các vùng sản xuất an toàn của Hà Nội và các tỉnh vào hệ thống phân phối của thành phố để vừa bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhân dân, vừa góp phần ngăn chặn tình trạng thực phẩm không bảo đảm an toàn lưu thông trên thị trường.

Sở cũng sẽ thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP, chú trọng nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa, chất lượng hàng hóa các sản phẩm tiêu dùng nhiều trong dịp Tết; chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết 2025 tại các quận huyện, thị theo phân công của UBND thành phố, xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm tra công tác phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại lưu thông trên thị trường.

Mặt khác, đẩy nhanh thực hiện Đề án trái cây, Đề án an toàn thực phẩm trong chợ nhằm góp phần hướng dẫn các cơ sở thuộc đối tượng của Đề án hoàn thiện, đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, qua đó hình thành các địa chỉ mua sắm thực phẩm an toàn phục vụ người dân.

Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone
Đời sống

Hà Nội tổ chức chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” với 2.025 drone

Ngày 15,1, Báo Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” diễn ra vào 20 giờ ngày 18.1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đây sẽ là lần đầu tiên, 2.025 chiếc drone trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây, Hà Nội.

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đời sống

Giả mạo nhân viên thu tiền điện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt các đối tượng xấu giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo người dân. Những đối tượng này thường sử dụng phương thức gọi điện hoặc nhắn tin qua Zalo, SMS để yêu cầu người dân thanh toán tiền điện ngay lập tức, đồng thời đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán.

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới
Xã hội

Nâng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên mới

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Chính phủ là vô cùng nhân văn do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện hiệu quả nhiều năm qua. Qua thời gian các nguồn vốn trên ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống. Từ vốn vay ưu đãi, giúp cho nhiều gia đình có việc làm và thu nhập ổn định; nhiều học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn giảm đi áp lực tài chính, theo đuổi ước mơ học tập, lập thân, lập nghiệp, tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đất nước.

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán
Đời sống

Tránh "sập bẫy" đổi tiền mới dịp Tết Nguyên đán

Đến hẹn lại lên, thị trường đổi tiền mới, tiền lì xì năm nay cũng nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp. Tuy nhiên, đi kèm với đó, các đối tượng xấu đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.

Cán bộ huyện Đăk Tô hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây mắc ca
Đời sống

Dồn lực giảm nghèo đa chiều

Trong năm 2024, tỉnh Kon Tum đã huy động các nguồn lực và giao trách nhiệm cho chính quyền các địa phương để đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát và đã giảm hơn 15.000 hộ nghèo. Trong năm 2025, địa phương sẽ tập trung nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhằm thoát nghèo bền vững.