Hà Nội: Ba giáo viên mầm non bị sa thải vì bạo hành trẻ

Một phụ huynh Trường Mầm non Học viện Anh-Xtanh (Einstein Academy) ở quận Hoàng Mai tố cáo rằng con mình bị giáo viên nhiều lần đánh vào mặt, đầu và tay khi đi học. Sau khi xác minh sự việc, nhà trường đã ra quyết định buộc thôi việc ba giáo viên liên quan.

Phản ánh với báo chí, phụ huynh Dương Thị Ngọc Quỳnh, mẹ của bé Đ.M.K, học sinh lớp Moon Reggio tại Trường Mầm non Einstein Academy (địa chỉ tại tòa N02, khu đô thị New Horizon, quận Hoàng Mai, Hà Nội), đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng về việc con mình bị giáo viên bạo hành.

screenshot-2025-03-25-at-160712.png
Trường Mầm non Học viện Anh-Xtanh nơi diễn ra vụ việc, có trụ sở tại tầng 1, 2 tòa N02, chung cư New Horizon, 87 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai. Ảnh: PHCC

Theo chị Quỳnh, từ ngày 10.3 đến 17.3, bé có biểu hiện hoảng sợ khi đi học, không muốn đến trường. Vào ban đêm, bé thường xuyên bất an, sợ sệt và khóc khi ngủ.

Ngày 19.3, chị Quỳnh đến trường gặp cô quản lý và được cho hay không biết vụ việc và khẳng định không bao giờ để xảy ra chuyện đánh học sinh. Ngay sau đó, chị Quỳnh đã làm đơn đề nghị nhà trường trích xuất camera.

Tuy nhiên, nhà trường chỉ cung cấp hình ảnh camera duy nhất ngày 18.3 tại phòng học, nhà vệ sinh. Bức xúc vì sự thiếu hợp tác của nhà trường, ngày 20.3 chị Quỳnh đã đến Công an phường Mai Động để báo cáo, khi đó nhà trường mới trích xuất đầy đủ camera song vẫn kiên quyết phủ nhận việc giáo viên đánh học sinh.

Sau khi xem lại đoạn ghi hình, chị Quỳnh bàng hoàng phát hiện không chỉ con mình mà nhiều học sinh khác cũng bị các giáo viên đánh vào lưng, đầu, tay trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy. Theo chị, vụ việc khiến con bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng, sợ đi học và liên tục nói rằng bị cô giáo đánh đau.

screenshot-2025-03-25-at-160706.png
Hình ảnh trích xuất camera cho thấy nhiều trẻ trong lớp đã bị cô giáo bạo hành. Ảnh: PHCC

Ngay sau khi sự việc bị phát giác, Trường Mầm non Học viện Anh-Xtanh đã thừa nhận hành vi sai phạm của giáo viên và có báo cáo gửi cơ quan chức năng.

Theo báo cáo, ngày 20.3, nhà trường xác nhận các giáo viên có hành vi không chuẩn mực với học sinh. Để đảm bảo tính khách quan, nhà trường đã tạm đình chỉ công tác ba giáo viên phụ trách lớp Moon Reggio, gồm các cô: L.T.O, T.T.L, NTN, đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra làm rõ vụ việc.

Ngày 21.3, sau khi xem xét, nhà trường quyết định buộc thôi việc ba giáo viên trên. Theo đánh giá, các cô có hành vi tác động vào má, vai, chân, tay của học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động, dù không để lại dấu vết nhưng vẫn vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp.

Hiện ba giáo viên này đang tiếp tục làm việc với cơ quan công an để phục vụ điều tra.

Về phía nhà trường, Ban Giám hiệu đã bày tỏ mong muốn gặp gỡ và xin lỗi gia đình học sinh bị ảnh hưởng. Đồng thời, nhà trường tổ chức họp phụ huynh lớp Moon Reggio để làm rõ vụ việc và cam kết siết chặt công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.