Hà Nam sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ của Trung ương, lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy và nỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, Hà Nam đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch. Bước sang năm mới Xuân Ất Tỵ 2025, Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam TRƯƠNG QUỐC HUY khẳng định, Hà Nam tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới tận dụng tối đa tiềm năng, nắm bắt thời cơ tạo nên thành quả ấn tượng trong kỷ nguyên mới.

Đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng về tăng trưởng kinh tế

- Năm 2024, Hà Nam đã về đích thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng trong tăng trưởng kinh tế, xin ông chia sẻ về thành quả này?

- Năm 2024, Hà Nam đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức cả 16/16 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch đề ra. Nhờ đó, Hà Nam đã đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, với con số dự kiến đạt 10,93%. Cụ thể, thu ngân sách nhà nước đạt 19.663 tỷ đồng, tăng 24% so với kế hoạch Trung ương giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 109,8 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,65%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 ước đạt 248.253,3 tỷ đồng, tăng 17,54% so với năm 2023; đạt 109,6% kế hoạch năm; tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh bảo đảm đạt kế hoạch năm và tăng cao so với cùng kỳ.

13.jpg
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy. Ảnh: BN

Cùng với đó, thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến; hoạt động du lịch vượt kế hoạch năm 2024. Đặc biệt, Hà Nam tiếp tục được tổ chức Du lịch Thế giới vinh danh là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” năm 2024 và “Giải thưởng thành tựu đặc biệt 2024”. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.657 tỷ đồng - đạt 110% so với kế hoạch năm và tăng 8,1% so với năm 2023.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Dự kiến toàn tỉnh có 50/65 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Từ đầu năm đến ngày 24.11.2024, toàn tỉnh thu hút được 79 dự án đầu tư, bằng 149% so với cùng kỳ năm 2023. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Tăng tốc - bứt phá

- Những kết quả trên sẽ là tiền đề quan trọng để Hà Nam hòa cùng khí thế cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngay từ những ngày đầu năm Xuân Ất Tỵ 2025, thưa ông?

Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt và công bố ngày 30.1.2024. Quy hoạch thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới", phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, là cơ sở để tỉnh Hà Nam tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nam là tỉnh giàu, đẹp, văn minh và đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng; đến năm 2050, Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhiều khu công nghiệp được khởi công xây dựng.

- Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập nước và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đó, năm 2025 tỉnh xác định vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025; vừa thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Cụ thể, năm 2025, Hà Nam phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 10,45%; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 93,7% trong cơ cấu kinh tế; GRDP bình quân đầu người đạt 122,6 triệu đồng, tăng 11,7%; thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 25.865 tỷ đồng, tăng 52,5%; vốn đầu tư toàn xã hội đạt 48.000 tỷ đồng, tăng 5,3%; năng suất lao động đạt 237,9 triệu đồng/người, tăng 11,5%. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm còn dưới 1%; số bác sĩ/10.000 dân đạt trên 10 bác sĩ, số giường bệnh/10.000 dân đạt trên 30 giường bệnh; tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế đạt trên 95,5%... Toàn tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 51,5%; phấn đấu đến hết năm 2025 có 52/65 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới để chinh phục các mục tiêu

- Để tăng tốc, bứt phá thành công, Hà Nam sẽ có các giải pháp nào chinh phục các mục tiêu trên, thưa ông?

- Cùng với tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới để tăng tốc, bứt phá, Hà Nam sẽ chinh phục khó khăn, tận dụng tối đa tiềm năng, nắm bắt thời cơ để đạt được các mục tiêu góp phần tạo nên thành quả “ấn tượng” trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cụ thể, Hà Nam sẽ lượng hóa 10 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung triển khai hiệu quả các quy hoạch; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai Đề án thành lập khu công nghệ cao Hà Nam để thu hút đầu tư. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và nâng cao chất lượng đô thị.

Một góc thành phố Phủ Lý. Nguồn: ITN

Một góc thành phố Phủ Lý. Nguồn: ITN

Khu Công nghệ cao Hà Nam trực thuộc UBND tỉnh Hà Nam được thành lập tại Quyết định số 1541/QĐ-TTg ngày 10.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ; có quy mô diện tích 663,19ha thuộc địa bàn các xã: Trần Hưng Đạo, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Xuân Khê và Phú Phúc, huyện Lý Nhân để thực hiện các hoạt động công nghệ cao phù hợp với chính sách, định hướng phát triển công nghệ cao của Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ cao thế giới. Trong đó, giai đoạn đầu tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện tử - bán dẫn, công nghệ sinh học và y dược, công nghệ vật liệu mới.

Cùng với đó, Hà Nam tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, duy trì thực hiện hiệu quả 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư trên cơ sở kế thừa và có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2025. Tập trung thu hút các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn trong nước trong các lĩnh vực theo định hướng đổi mới đầu tư phát triển của tỉnh. Tăng tỷ trọng đóng góp trong GRDP của tỉnh.

Bên cạnh đó, Hà Nam sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường, nước sạch. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để đạt mục tiêu thu cân đối ngân sách năm 2025. Chi ngân sách bảo đảm đúng các quy định, chế độ, định mức của Nhà nước gắn với triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.

Cùng với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, Hà Nam tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tập trung nâng cao năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở; làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động. Hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh ở vị trí mới. Triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định các chính sách đảm bảo an sinh xã hội; giải quyết việc làm cho người lao động.

Đồng thời với các giải pháp trên, Hà Nam tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp; chú trọng khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện tốt các giải pháp về hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân…

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trên đường phát triển

TS. TRẦN VIỆT TRƯỜNG- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ
Địa phương

Thành phố xanh bên dòng sông Hậu

TS. TRẦN VIỆT TRƯỜNG - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ

Theo xu thế của thế giới, Cần Thơ - thành phố bên dòng sông Hậu, đô thị trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang xây dựng, phát triển thành một thành phố xanh để không chỉ hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của thành phố và cả vùng ĐBSCL.

Một góc thành phố trẻ Đông Triều.
Trên đường phát triển

Thành phố trẻ vững hành trang bước vào giai đoạn phát triển mới

Những ngày cuối năm, về thành phố trẻ Đông Triều (Quảng Ninh), cảm nhận được rõ nét đổi thay ở vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, quê hương Đệ tứ chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám. Từ vùng quê thuần nông, sau hành trình dài xây dựng và phát triển, Đông Triều đã vươn lên không ngừng trong hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị để từng bước khẳng định vị thế của đô thị cửa ngõ kết nối tỉnh Quảng Ninh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc.

Hà Tĩnh thắp sáng khát vọng vươn xa
Trên đường phát triển

Hà Tĩnh thắp sáng khát vọng vươn xa

"Mùa Xuân ơi, ta nghe mùa Xuân hát bên kia trời. Đồi núi xanh ngời, đâu đây tiếng lòng ta vương lả lơi, đâu đây tiếng lòng ta vương thế thôi"… Âm hưởng ca khúc “Nắng có còn xuân” đang ngân vang trên từng con phố, cửa ngõ các vùng quê tỉnh Hà Tĩnh. Sắc xuân ngập tràn, vùng đất Lam Hồng như bừng lên sức sống mới với các tuyến đường rực rỡ cờ hoa; những tia nắng tươi vui len lỏi gõ cửa từng ngôi nhà… Kỳ vọng mùa Xuân mới, Hà Tĩnh sẽ bứt phá mạnh mẽ, tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa, vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn HOÀNG VĂN NGHIỆM.
Trên đường phát triển

Lạng Sơn chuẩn bị mọi điều kiện bước vào kỷ nguyên mới

Bước sang năm 2025, để Lạng Sơn tự tin vững bước vào kỷ nguyên mới, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh HOÀNG VĂN NGHIỆM cho rằng, cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư; đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường…

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị
Quốc hội và Cử tri

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị

Nhấn mạnh tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, cố kết cộng đồng là tiêu chí quan trọng trong xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án chuỗi giá trị, đại diện Ủy ban Dân tộc đề xuất đưa 3 tiêu chí này vào hỗ trợ dự án phát triển chuỗi giá trị lâm nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Những nội dung này cần được đưa vào quyết định phê duyệt giai đoạn 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh
Trên đường phát triển

Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23.1, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường và đoàn công tác gồm lãnh đạo Văn phòng UBND, một số sở, ngành của tỉnh đã tới thăm, chúc Tết lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh. 

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận
Địa phương

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh Thuận

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như tháp Pô Klong Garai, tháp Pôrômê, lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Sức sống mới ở Quang Bình
Đời sống

Sức sống mới ở Quang Bình

Lên với Quang Bình, Hà Giang những ngày này, trải rộng tầm mắt chúng tôi là những con đường liên thôn, liên xã bê tông bằng phẳng, rộng rãi, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, giao thương phát triển, người dân đưa cơ giới hóa đẩy nhanh tiến độ sản xuất… Tất cả đã tạo nên một “bức tranh” nông thôn mới (NTM) đầy sức sống; có được kết quả đó là nhờ sự năng động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chung sức, chung lòng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Xã Minh Quang - xã NTM nâng cao đầu tiên trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của thành phố Hà Nội mang diện mạo tươi mới, yên bình và đáng sống
Trên đường phát triển

Sức vươn vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, với sự quan tâm, đầu tư lớn của thành phố Hà Nội, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã có nhiều đổi thay tích cực; khoảng cách hai miền xuôi - ngược ngày một được rút ngắn; đến nay, 100% xã vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của thành phố Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 1 xã NTM nâng cao. Hà Nội đang tiếp tục tập trung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán
Trên đường phát triển

Hòa Bình tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dịp Tết Nguyên đán

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đây là dịp cao điểm mua sắm trong năm của người dân trên khắp cả nước. Để bình ổn thị trường dịp Tết, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng giá bất hợp lý, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Địa phương

Cảng quốc tế Long Sơn: Trung tâm logistics mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cách đây tròn một năm, Cảng Quốc tế Long Sơn đón chuyến tàu container đầu tiên, chở gần 400 TEU hàng nội địa. Sự kiện này mở ra giai đoạn kết nối tuyến vận tải biển đến đảo Long Sơn từ các cảng biển trong cả nước. Đây là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Cảng quốc tế Long Sơn trên bản đồ cảng biển Việt Nam.

Hoa từ các nhà vườn về phố
Địa phương

Miền Tây rộn ràng đón Tết

Những ngày này, không khí Tết đã rộn ràng trên khắp nẻo đường từ phố phường đến miền quê các tỉnh miền Tây Nam bộ. Từng chuyến xe, chuyến đò ngược xuôi tấp nập chở hàng hóa đưa Xuân đến mọi miền, hứa hẹn một năm mới nhiều tươi vui, thành công và hạnh phúc.