Hà Giang mưa lũ gây thiệt hại gần 27,5 tỷ đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Hà Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa lớn kéo dài liên tục từ ngày 8.9 gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ ở nhiều địa phương; thiệt hại ước tính đến 9h ngày 10.9 khoảng 27,5 tỷ đồng.

Thiệt hại nặng nề về người, tài sản

fd59f6f50d7caa22f36d.jpg
Các lực lượng hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn trên địa bàn huyện Mèo Vạc

Cụ thể, có 1 người thiệt mạng là cháu Giàng Thị Cáy, sinh ngày 22.2.2021 tại thôn Hấu Chua, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, bị lũ cuốn trôi khi trên đường đến lớp. Hiện nay, thi thể cháu đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình

1 cháu bé bị thương là Xin Thị Hoài, sinh năm 2010, hộ khẩu thường trú Thôn Dì Thàng, xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì và 1 cháu bé mất tích là Cẩu Thị Ánh Thúy, 6 tháng tuổi, hộ khẩu thường trú thôn Dì Thàng, xã Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì.

2.jpg
Sạt lở gây ách tắc giao thông tại huyện Hoàng Su Phì

Ngay khi nhận được tin, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức cứu hộ và giải cứu thành công cháu Xin Thị Hoài và đưa cháu đi cấp cứu tại trạm y tế xã. Hiện tại lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tiếp cận hiện trường tìm kiếm 1 cháu bé mất tích.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh Hà Giang có 713 nhà ở bị ảnh hưởng. Trong đó, có 14 căn nhà di dời khẩn cấp; 111 căn nhà bị sạt lở; 7 căn bị lũ cuốn trôi; 89 căn bị tốc mái và 486 nhà bị ngập úng… Tổng diện tích lúa, ngô, hoa màu, cây trồng thiệt hại là trên 1117 ha. Hơn 26 ha ao nuôi thủy sản và trên 4.500 con gia cầm bị nước lũ cuốn trôi; nhiều tuyến kênh mương bị vùi lấp.

1.jpg
Nhiều căn nhà của bà con trên địa bàn tỉnh Hà Giang bị lũ cuốn trôi

Cũng do mưa lớn, nhiều tuyến đường giao thông trên trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, các phương tiện giao thông không thể đi qua, đặc biệt là các huyện Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Đồng Văn, Xín Mần, Quang Bình. Có những tuyến đường sạt lở từ 3 - 7 điểm, khối lượng đất, đá sạt lở trên 1.000 m3; riêng tại huyện Hoàng Su Phì có 6 điểm sạt lở với khối lượng đất, đá gần 7.000 m3.

Tại thành phố Hà Giang, mưa to nước sông dâng cao gây ngập úng cục bộ một số tuyến đường tại xã Phương Thiện và phường Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung. Một số tuyến kênh mương thủy lợi, trường học, cột điện, chợ bị hư hỏng, đổ sập.

Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”

Để tập trung ứng phó và bảo đảm an toàn tính mạng cho người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngày 9.9, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang có Công điện số 2946/CĐ-UBND chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.

z5812757070540-a19e036699dcdc66157f0a0b256680ca.jpg
Các lượng lượng chức năng hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn

Theo đó, ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện có thiên tai huy động lực lượng xuống cơ sở, phối hợp với chính quyền địa phương, chỉ đạo các phòng chuyên môn, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; hỗ trợ, thăm hỏi và chia buồn với gia đình có nạn nhân chết; hỗ trợ các gia đình có thiệt hại về nhà và tài sản khắc phục hậu quả; tiến hành kiểm tra, thống kê rà soát nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn để cập nhật và báo cáo theo quy định.

song-lo.jpg
Nước sông Lô dâng cao nhấn chìm nhiều ngôi nhà

Tiếp tục tổ chức rà soát những hộ bị thiệt hại và những hộ nằm trong vùng nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất đá, sụt lún di chuyển nhà đến nơi an toàn.

Đối với đường giao thông bị sạt lở, huy động máy móc, trang thiết bị và nhân lực dọn sạt lở taluy dương, đất bùn tràn mặt đường, khơi thông hệ thống thoát nước, tiến hành đặt rào chắn, đặt biển cảnh báo tại khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao.

sat-lo.jpg
Mưa lớn gây sạt lở tại Km 140 - QL4C, đồi thông Đồng Văn gây ách tắc cục bộ

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thành phố triển khai lực lượng xuống cơ sở kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

ngapung.jpg
Mưa lớn gây ngập úng tại thôn Nà Vuồng, xã Yên Phong, huyện Bắc Mê

Kiểm tra, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước. Duy trì lực lượng, phương tiện và thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Cùng với đó, khuyến cáo người dân hạn chế đi ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết khi đang có mưa lớn.

Sau đây là chùm ảnh về tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hà Giang:

ho-tro.jpg
fe00d19f-262e-4601-b1fd-caba4247a047.jpg
bc439a7b62f2c5ac9ce3.jpg
d58b30a4-e74a-430e-a2ab-9acc91466b59.jpg
192234c3-1b16-4d3d-a7da-efa7bf77ec9d.jpg
766e36e8d261753f2c70.jpg
87f8d0572bde8c80d5cf.jpg
78b810de-0124-4fe6-b89a-78b71ed48ce0.jpg
60d955d8-c095-47d4-bbe6-a1fcbf82afa7.jpg
4fc4ba2841a1e6ffbfb0.jpg
3abeb5895600f15ea811.jpg
44ef973d-ffb5-43b0-b386-525c4157f932.jpg

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra
Trên đường phát triển

Huyện Hải Hà vượt khó để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu đã đặt ra

Thực hiện toàn diện các chỉ tiêu Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 8.12.2023 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đến thời điểm này, huyện Hải Hà đã cơ bản đạt tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị sản xuất các khu vực kinh tế đạt hơn 26.700 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ năm 2023. Hiện, huyện đang tập trung khắc phục những thiệt hại do bão số 3 gây ra để ổn định cuộc sống Nhân dân, tập trung phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.