Góp ý xây dựng dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Hội nghị - hội thảo xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 13.11 theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tới các điểm cầu trong cả nước.

Phát biểu đề dẫn, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho biết, Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, cụ thể hóa chính sách về bảo tồn di sản văn hóa theo Hiến pháp năm 1992 và tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII), cùng các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Với nỗ lực và sức đóng góp của toàn xã hội, qua hơn 20 năm thực thi, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đã đạt được một số thành tựu quan trọng, được Đảng, Nhà nước, nhân dân và quốc tế ghi nhận, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội…

Góp ý xây dựng dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) -0
Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ hướng tiếp cận tổng thể được đưa ra góp ý tại Hội nghị - hội thảo. Ảnh: dangcongsan.vn

Từ khi Luật có hiệu lực thi hành đến nay, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tiếp tục được ban hành nhằm tăng cường định hướng cho hoạt động văn hóa, trong đó có di sản văn hóa, như: Nghị quyết số 33-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI; Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021...

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho biết, nhằm thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm “quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41) và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa trong bối cảnh hiện nay; thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và các địa phương xây dựng dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đến nay, Dự án đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nhóm vấn đề liên quan đến hệ thống khái niệm và quy trình nhận diện, ghi danh, xếp hạng di sản văn hóa để tiến hành các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị tổng thể di sản văn hóa; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ở các lĩnh vực di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hoạt động bảo tàng và di sản tư liệu…

Các đại biểu cũng đề cập đến các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ hướng tiếp cận tổng thể; cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ trung ương tới địa phương và cơ chế thống nhất về phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; sự cần thiết của cơ chế huy động, thu hút tổng thể các nguồn lực xã hội tích cực tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhiều vấn đề nóng và còn gặp nhiều vướng mắc trong lĩnh vực di sản văn hóa cũng được các đại biểu nêu ra, như vấn đề đất đai đối với di sản, di tích, di vật, bảo vật quốc gia…; chủ sở hữu di sản, thuế, hợp tác công tư trong bảo tồn di sản, đưa di sản, di vật, bảo vật quốc gia từ nước ngoài về Việt Nam…

Các ý kiến đóng góp trong Hội nghị sẽ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, tiếp thu, từng bước hoàn thiện quy định trong từng điều, khoản của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội thời gian tới.

Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc thời đại số

Sự bùng nổ của thông tin tri thức số, cùng với xu hướng chuyển đổi số xuất bản, đang tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong văn hóa đọc, khơi mở những phương thức tiếp cận mới, lan tỏa tri thức và kiến tạo một cộng đồng đọc năng động.

Việt Nam cần học kinh nghiệm các nước trong xây dựng sản phẩm, mở rộng thị trường
Văn hóa - Thể thao

Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

Với mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025, ngành du lịch đang tăng tốc bằng loạt giải pháp: mở rộng thị trường, nới lỏng chính sách thị thực, đẩy mạnh số hóa và phát triển du lịch xanh. Tư duy tiếp cận mới, tập trung vào nâng cao chi tiêu du khách thay vì chỉ đếm lượt, được xem là hướng đi bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khu vực ngày càng quyết liệt.

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng
Văn hóa

Bền bỉ thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Lần thứ 7 chương trình Tủ sách Nhân ái trở lại Bình Phước, trao tặng 12 tủ sách với 606 cuốn thuộc nhiều thể loại cho học sinh huyện biên giới Bù Gia Mập. Tính đến nay đã có hàng nghìn cuốn sách được trao tặng, góp phần thúc đẩy văn hóa đọc cho học sinh Bình Phước.

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.