Góp phần thực hiện pháp luật nghiêm minh, kịp thời, hiệu quả

Tiếp nối thành công của hội nghị lần thứ Nhất, hôm nay, 7.3, Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV chính thức diễn ra tại nhà Quốc hội, kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương. Đánh giá cao việc tổ chức hội nghị, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng với thực hiện pháp luật. Đồng thời kỳ vọng, những vấn đề vướng mắc trong triển khai thi hành luật, nghị quyết sẽ được thảo luận thấu đáo, "hiến kế" phương án hữu hiệu, để các luật, nghị quyết của Quốc hội sớm phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình BÙI ĐỨC HINH: Góp phần thực hiện pháp luật nghiêm minh, kịp thời, hiệu quả

Việc tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng để tạo sự đồng bộ, thống nhất, bảo đảm đưa các luật, nghị quyết sớm phát huy hiệu quả trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tiếp nối thành công của hội nghị lần thứ Nhất, hội nghị lần này được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu với thành phần tham dự đông đảo và đa dạng nên sẽ có rất nhiều ý kiến đóng góp từ các cơ quan, ban, ngành, địa phương. Tôi mong rằng, các ý kiến sẽ góp phần làm rõ, cụ thể hơn và kịp thời hiến kế để quá trình triển khai các luật, nghị quyết ở cơ sở được nhanh chóng, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, mong muốn Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm và phối hợp nhịp nhàng hơn nữa để nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức triển khai thi hành pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Việc tổ chức hội nghị lần này tiếp tục khẳng định sự chủ động, trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong theo dõi, đôn đốc và giám sát để kịp thời yêu cầu xử lý những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thi hành luật, nghị quyết và tăng cường công tác phối hợp, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan trong tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội. Tôi tin rằng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hội nghị sẽ diễn ra dân chủ, thẳng thắn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện luật, các nghị quyết của Quốc hội.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang HOÀNG VĂN VỊNH: Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống     

Hội nghị toàn quốc lần thứ Nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV được cử tri, Nhân dân và các đại biểu đánh giá cao, thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lập pháp gắn với giám sát việc thực thi pháp luật. Tiếp nối thành công đó, hội nghị lần này tiếp tục được tổ chức cho thấy, cùng với công tác lập pháp, Quốc hội đã đặc biệt quan tâm đến công tác thực thi để các quyết sách sớm phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Có thể thấy, khối lượng luật, nghị quyết tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được Quốc hội thông qua rất lớn, đều là nội dung quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc kế dân sinh. Đặc biệt, trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một đạo luật quan trọng với nhiều điểm mới được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất... Các văn bản, nghị quyết được thông qua nhận được sự đồng tình ủng hộ và đánh giá cao của cử tri, Nhân dân. Vì vậy, Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong phạm vi quyền hạn của mình sớm triển khai các công việc liên quan, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng các văn bản quy định chi tiết để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết.

Với tinh thần chủ động “từ sớm, từ xa”, đồng hành rất trách nhiệm, hiệu quả và giám sát chặt chẽ của Quốc hội, với quyết tâm của Chính phủ, tin rằng những vấn đề đặt ra trong triển khai thi hành luật, nghị quyết sẽ sớm được nhận diện, thảo luận thấu đáo và có phương án giải quyết ở hội nghị lần thứ hai này. Qua đó, sẽ giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội, đáp ứng được sự kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Cần Thơ NGUYỄN XUÂN HẢI: Tăng cường phối hợp trong tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội

Xây dựng pháp luật là một trong những công tác rất quan trọng và là một trong 3 khâu đột phá được Đảng xác định tại Đại hội lần thứ XIII, có tác động rất lớn, sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. Cùng với nâng cao chất lượng ban hành, để pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, công tác triển khai, thực thi pháp luật đóng vai trò quyết định. Theo đó, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị lần này, tôi cho rằng vô cùng cần thiết và có nhiều ý nghĩa, nhằm quán triệt những điểm mới, nội dung quan trọng, các nhiệm vụ Quốc hội giao; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm. Trên cơ sở đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức hữu quan triển khai thực hiện, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, ĐBQH, cử tri và Nhân dân giám sát, theo dõi việc thực hiện.

Với ý nghĩa đó, tôi tin rằng, thông qua Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV sẽ có được những hiến kế, giải pháp hữu hiệu. Qua đó, các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, góp phần giải quyết những vấn đề đang tồn tại, phát sinh từ thực tiễn đời sống và kinh tế - xã hội của đất nước.

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh NGUYỄN THỊ THÚY NGA: Làm rõ trách nhiệm, hiến kế tháo gỡ

Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần thứ Hai tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường sự gắn kết giữa công tác xây dựng với thực thi pháp luật; tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội đối với công tác tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả… Việc tổ chức Hội nghị cũng tiếp tục thể hiện tinh thần không ngừng đổi mới, sự chủ động, trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong theo dõi, đôn đốc và giám sát Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, kết hợp trực tuyến đến các điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước, nên có thể coi là dịp các cơ quan lập pháp, hành pháp cùng nhìn nhận, rà soát, xem xét những mặt được, chưa được trong triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội, rút ra bài học kinh nghiệm và các giải pháp khắc phục; đồng thời, góp phần quan trọng thực hiện yêu cầu “gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh” theo tinh thần Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Bên cạnh nghe báo cáo, thảo luận, chúng tôi cũng mong muốn các đại biểu tham dự Hội nghị sẽ thẳng thắn đánh giá tình hình và kết quả, làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Cùng với đó, sẽ có nhiều ý kiến góp phần làm rõ, cụ thể hơn, đặc biệt là hiến kế nhằm tháo gỡ những bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai các luật, nghị quyết ở cơ sở. Kỳ vọng hội nghị lần này tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội…

Là đại biểu dân cử ở địa phương, tôi kỳ vọng hội nghị sẽ diễn ra dân chủ, thẳng thắn và có nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, hiến kế cho Quốc hội trong giám sát thực thi luật, nghị quyết, để các luật, nghị quyết của Quốc hội phát huy hiệu quả  thiết thực hơn nữa, đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân.

Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách
Hội đồng nhân dân

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách

Chiều nay, 30.10, HĐND tỉnh Lạng Sơn Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Thị Hậu; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đinh Hữu Học chủ toạ kỳ họp.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư

Ngày 29.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, Cục Thống kê thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tặng bức ảnh thắng cảnh thác 50 (huyện Kbang) cho Thường trực HĐND tỉnh Salavan. Ảnh: Đ.T
Hội đồng nhân dân

Trao đổi kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai và tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa diễn ra, các đại biểu HĐND 2 tỉnh đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển, gắn kết sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh Gia Lai-Salavan nói riêng và 2 nước Việt Nam - Lào nói chung.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình
Chuyển động

Không để phát sinh vi phạm mới về trật tự xây dựng khu vực bãi sông

Giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, UBND quận tập trung phân loại, xác định rõ thời điểm vi phạm để phối hợp với các đơn vị để xử lý, kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới.

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều
Diễn đàn

Sử dụng nhiều công cụ để có thông tin nhiều chiều

Theo Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk, quá trình giám sát cần đi sâu, tìm hiểu kỹ tình hình thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương; yêu cầu đối tượng giám sát cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết. Bên cạnh tổ chức các cuộc làm việc chính thức, cần tăng cường sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: thảo luận nhóm, phỏng vấn, phát phiếu bảng hỏi, khảo sát thực tế … để có được thông tin đa dạng, nhiều chiều.

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
Diễn đàn

Thu hút nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải

Làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trên địa bàn, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Ninh Bình kiến nghị, Sở tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời, có cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các nhà máy xử lý rác thải.

Đoàn giám sát thực tế tại dự án tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 4B đến Quốc lộ 18
Chuyển động

Kỹ lưỡng trong quy hoạch, phê duyệt dự án đầu tư công

Làm việc với UBND huyện Tiên Yên về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn, Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đề nghị, huyện tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, thận trọng trong công tác xây dựng quy hoạch dự án, phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nguồn vốn đã tạm ứng; đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thi công các dự án, bảo đảm giải ngân nguồn vốn theo quy định.

Quan tâm đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông
Diễn đàn

Quan tâm đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông

Khảo sát công tác phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo rà soát, cân đối, bố trí nguồn lực từng bước khắc phục các đoạn bờ sông, khu vực đô thị đã sạt lở tại các địa phương; đầu tư các công trình, dự án phòng, chống và thực hiện hỗ trợ di dời, ổn định nơi ở cho các hộ dân ven sông có nguy cơ sạt lở. Cùng với đó, tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản trên các tuyến sông, kênh rạch, kiên quyết xử lý các vi phạm...

Phát huy hiệu quả các mô hình phòng, chống cháy nổ tại chỗ
Chuyển động

Phát huy hiệu quả các mô hình phòng, chống cháy nổ tại chỗ

Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống cháy nổ (PCCN) trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND tỉnh đẩy mạnh phát triển phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy, phát huy hiệu quả vai trò của mô hình Điểm chữa cháy công cộng, Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy; quán triệt phương châm “4 tại chỗ” mà nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành…

Sớm bàn giao mặt bằng dự án chống ngập úng thành phố Biên Hòa
Hội đồng nhân dân

Sớm bàn giao mặt bằng dự án chống ngập úng thành phố Biên Hòa

Dự án Chống ngập úng khu vực suối Chùa, suối Bà Lúa, suối Cầu Quan, phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa kéo dài hơn 10 năm đến nay vẫn chưa hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng, gây ngập úng và không bảo đảm an toàn cho người dân; cử tri phản ánh rất nhiều lần nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo UBND thành phố Biên Hòa phối hợp tiếp tục tuyên truyền, vận động, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai trong năm 2024; bố trí kinh phí và quỹ đất tái định cư kịp thời để chi trả, hỗ trợ người dân khi đồng thuận.

Bài cuối: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Theo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long, các cơ quan chức năng của tỉnh cần phối hợp, tổ chức khảo sát, quan trắc, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu địa hình, địa chất, thủy văn và bản đồ hiện trạng, cảnh báo các khu vực trọng điểm sạt lở bờ sông, kênh rạch trong tỉnh… Đồng thời, đưa ra những dự báo, cảnh báo, ngăn chặn các tác động bất lợi đến sự ổn định của bờ sông, giảm thiểu tình trạng sạt lở trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Hội đồng nhân dân

Gỡ “điểm nghẽn” về chính sách vì mục tiêu phát triển bền vững

Đánh giá cao các ý kiến tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa với Thường trực HĐND các huyện, thị, thành phố lần thứ 3 vừa được tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam nhấn mạnh: Hoạt động của HĐND hai cấp cần nhất quán phương châm “Đổi mới, sâu sát, khoa học, hiệu quả”. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các "điểm nghẽn" về chính sách, nhất là đối với các huyện, thị, thành phố đang thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông các nguồn lực, xử lý hiệu quả vướng mắc để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải
Diễn đàn

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, với GRDP tăng 6,45% so với cùng kỳ. Tỉnh đã phê duyệt 12 dự án đầu tư mới, tổng vốn 2,239,3 tỷ đồng, đồng thời phát triển đô thị, cung cấp thương mại điện tử và kết nối quốc tế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Tiến Hải trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về các hoạt động của HĐND tỉnh trong việc ban hành các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và phân bổ ngân sách năm 2024.