Khuyến công Bình Dương:

Góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn

Thời gian qua, chính sách khuyến công tại Bình Dương đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển bền vững của kinh tế nông thôn trong tỉnh. Với những giải pháp cụ thể được đề xuất, chúng tôi tin tưởng rằng, các cơ sở công nghiệp nông thôn tại Bình Dương sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Tỉnh Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với sự phát triển nhanh chóng về công nghiệp, là một trong những trung tâm sản xuất và xuất khẩu lớn của cả nước. Tuy nhiên, các cơ sở công nghiệp nông thôn tại Bình Dương vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, cũng như trong bối cảnh trên thế giới xảy ra nhiều xung đột chính trị… Nhờ có chính sách khuyến công đã đóng góp quan trọng trong việc giúp các cơ sở này vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.

1-1.jpg
Năm 2024, tỉnh Bình Dương đẩy mạnh công tác khuyến công. Nguồn: ITN

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Phát triển Công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trung tâm), năm 2023 và 9 tháng năm 2024 đã hỗ trợ được 10 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí 2,675 tỷ đồng, thu hút 5,7 tỷ vốn đối ứng. Các đơn vị sau khi được hỗ trợ đều cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Cũng nhờ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã tham gia và đạt giải trong các cuộc bình chọn cấp khu vực và quốc gia. Điển hình là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gỗ, thực phẩm chế biến đã có mặt tại nhiều hội chợ quốc tế, góp phần quảng bá thương hiệu địa phương. Trong năm 2023, Bình Dương có 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, năm 2024 toàn tỉnh có 41 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Ngoài việc hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ triển lãm, Bình Dương đã xây dựng được Phòng trưng bày các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.

Nhìn chung hoạt động khuyến công đã giúp tạo thêm nhiều việc làm cho người dân tại các khu vực nông thôn, đặc biệt là trong ngành thủ công mỹ nghệ và chế biến thực phẩm, giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.

Tuy nhiên, một số cơ sở công nghiệp nông thôn vẫn chưa nắm bắt và tận dụng đầy đủ các cơ hội từ chính sách khuyến công do thông tin chưa được truyền đạt rộng rãi. Công tác tuyên truyền chính sách ở cấp xã đến các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn vẫn chưa được chú trọng và hiệu quả. Nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ khuyến công không ổn định; cán bộ phụ trách khuyến công thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chính sách.

Các cơ sở sản xuất tại Bình Dương, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, bao bì, và mẫu mã sản phẩm. Mặt khác, Bình Dương quy định mỗi cơ sở công nghiệp nông thôn chỉ được thụ hưởng chính sách khuyến công 1 lần nên không thực hiện được đề án điểm, làm mất tính lan tỏa, cũng như ý nghĩa của hoạt động khuyến công trong việc xây dựng các thương hiệu mạnh, tiêu biểu phát triển từ hỗ trợ của chính sách khuyến công.

Ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm có tính đổi mới sáng tạo

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn thành nhiệm vụ khuyến công trong năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, Trung tâm sẽ tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ về chính sách khuyến công đến các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nâng cao tính ổn định và năng lực của đội ngũ cán bộ phụ trách khuyến công. Đẩy mạnh liên kết và phát triển thương hiệu, theo đó cung cấp hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì, và mẫu mã sản phẩm. Xây dựng các chương trình hợp tác giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo ra sức mạnh tập thể trong việc phát triển và quảng bá sản phẩm.

avatar
Thời gian quan, khuyến công Bình Dương góp phần tạo động lực phát triển bền vững kinh tế nông thôn trong tỉnh. Nguồn: ITN

Thực hiện kiểm tra định kỳ và đánh giá thực hiện chính sách khuyến công của các tuyến huyện, thành phố, xã, phường… để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đã đăng ký. Rà soát và điều chỉnh quy định hiện tại để cho phép các cơ sở công nghiệp nông thôn có thể tham gia vào nhiều lần hỗ trợ, giúp gia tăng tính lan tỏa và hiệu quả của chính sách khuyến công...

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong việc thực hiện các đề án khuyến công, từ đó hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn một cách kịp thời và hiệu quả. Chú trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến công tại địa phương, đảm bảo có đủ năng lực để triển khai các đề án khuyến công phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp tại Bình Dương. Đề xuất quy định các cán bộ xét duyệt đề án được đào tạo, tập huấn, hoặc có chứng chỉ khuyến công.

Ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm có tính đổi mới sáng tạo, sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, và có tiềm năng trở thành sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia. Đồng thời, hỗ trợ kết nối sản phẩm với các kênh phân phối lớn và các sàn thương mại điện tử.

Đồng thời, Trung tâm kiến nghị, Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương cần có những quy định rõ ràng về các nội dung như số lần hỗ trợ cho cơ sở công nghiệp nông thôn, căn cứ quy định nội dung ngành nghề được thụ hưởng chính sách khuyến công, căn cứ xác định giá trị máy móc thiết bị để hỗ trợ (báo giá, hợp đồng hay chứng thư thẩm định giá…), các quy định khác có liên quan.

Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.