Golden Gate lên tiếng về thông tin đóng cửa nhiều chi nhánh

Golden Gate vừa lên tiếng về thông tin liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của hàng chục chi nhánh.

Theo Golden Gate, điều 31, nghị định 01/2021/nđ-cp, địa điểm kinh doanh có thể hoạt động trên địa bàn ngoài địa chỉ thực hiện đăng ký trụ sở của chi nhánh.

Do vậy công ty đã đưa các địa điểm kinh doanh tại 39 tỉnh thành về thành địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh Miền Bắc hoặc Miền Nam, có trụ sở đăng ký tại Hà Nội hoặc TP.HCM.

Việc chấm dứt hoạt động của các chi nhánh tại 39 tỉnh thành nói trên nhằm mục đích đưa các địa điểm kinh doanh về quản lý tập trung nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Trước đó, theo nghị quyết ngày 1.3.2023, Golden Gate ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Công ty quyết định thời gian cụ thể triển khai việc chấm dứt hoạt động của từng chi nhánh. Các chi nhánh trải dài khắp cả nước, không có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Golden Gate được thành lập từ năm 2005, cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp vào năm 2008, hiện có vốn điều lệ hơn 77 tỷ đồng.

Giữa tháng 2 vừa qua, ban lãnh đạo Golden Gate đề xuất bổ sung 4 ngành nghề kinh doanh bao gồm: Hoạt động tư vấn quản lý; Bán lẻ nhiều loại mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi (minimarket); Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ tổng hợp khác qua website và ứng dụng điện thoại; Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu.

Hệ thống chuỗi của hàng của Golden Gate. Ảnh: PV
Hệ thống chuỗi của hàng của Golden Gate. Ảnh: PV

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này dự kiến đổi tên công ty từ CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng thành CTCP Tập đoàn Golden Gate; chốt phương án tạm ứng cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 65%, tương ứng 6.500 đồng/cổ phiếu, dự kiến thực hiện vào quý 2.2023.

Vốn là ông lớn trong ngành F&B với nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng như Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Gogi House… việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cửa hàng tiện lợi cho thấy tham vọng của Golden Gate trong việc vực lại hoạt động kinh doanh sau 2 năm đại dịch.

Ngoài ra, công ty đang tìm kiếm thêm cơ hội ở một số lĩnh vực khác như mảng giao hàng (delivery) đã được manh nha trong mùa dịch hay lĩnh vực đồ uống – giải khát.

Golden Gate cũng được cho là đang nằm trong giai đoạn tái cấu trúc sau khi đón 3 nhà đầu tư mới vào tháng 03.2022 là Seletar Investments Pte Ltd (một quỹ đầu tư có quan hệ mật thiết với Temasek Holdings), Seatown Private Capital Master Fund và Periwinkle Pte. Ltd. Nhóm nhà đầu tư này nắm giữ tổng cộng 2,74 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 35,95% vốn điều lệ của Golden Gate.

Liên quan đến các hoạt động của tài chính của Golden Gate, ngày 25.10.2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra Quyết định số 782/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Thương mại và Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) với tổng số tiền 195 triệu đồng.

Trước đó, tháng 07.2022, Golden Gate bị UBCKNN phạt tổng cộng 435 triệu đồng do giao dịch "chui". 

Năm 2021, Golden Gate ghi nhận doanh thu đạt 3.318 tỷ đồng, giảm 27% so với năm 2020 do phải dóng cửa trong thời gian giãn cách phòng chống COVID-19 của Chính phủ. Kết quả, Golden Gate lỗ sau thuế  hơn 430 tỷ đồng, đây là năm đầu tiên  doanh nghiệp này báo lỗ kể từ năm 2008.

Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Thị trường

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi mạnh mẽ từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là một “cánh tay đòn” quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp
Thị trường

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp để ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM vận hành từ năm 2026. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tùy theo hiện trạng công nghệ, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực... để xây dựng lộ trình phù hợp.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững.