Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 năm 2023 của TP. Hồ Chí Minh

Học sinh TP. Hồ Chí Minh vừa kết thúc thời gian thi môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Báo Đại biểu Nhân dân cập nhật gợi ý giải đề thi, mời bạn đọc tham khảo.

Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh -0
Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh -0
Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh -0
Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh -0
Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh -0
Gợi ý giải đề thi môn Toán vào lớp 10 của TP. Hồ Chí Minh -0

Theo nhận định của Hệ thống giáo dục HOCMAI, nhìn chung, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán của Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh năm học 2023-2024 giữ được tính ổn định về cấu trúc so với năm 2022-2023, đồng thời tăng nhẹ độ khó trong các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

Đề thi gồm 8 bài toán lớn, có tính ứng dụng thực tế cao, tiệm cận với xu hướng đánh giá năng lực. Mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ với cấu trúc điểm ổn định và được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó.

Về phạm vi kiến thức và độ khó

So với đề thi năm 2022-2023, đề năm 2023-2024 có cấu trúc tương đồng và có sự gia tăng về độ khó. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THCS và không chứa kiến thức tinh giản của Bộ GD-ĐT.

Hầu hết các câu hỏi trong đề thi đều là các dạng bài quen thuộc, tương tự các đề thi của những năm gần đây. Riêng bài số 7 là bài tập đánh giá khả năng đọc hiểu, lập luận và tư duy logic của thí sinh và đây là xu hướng tất yếu nhằm đánh giá năng lực của học sinh. Nhận định cụ thể về từng câu hỏi trong đề như sau:

- Bài 1 và bài 2: Có dạng thức quen thuộc, ở mức cơ bản, thí sinh có thể hoàn thành tốt. Bài số 2 liên quan đến ứng dụng của định lý Vi-et đã tăng về độ khó so với năm 2022-2023, đòi hỏi thí sinh cần thực hiện các biến đổi để áp dụng định lý.

- Bài 3: Là dạng bài cho biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng, có yếu tố thực tiễn (mối liên hệ giữa chiều cao, cân nặng và giới tính). Thí sinh cần đọc hiểu các dữ kiện trong đề bài để tìm được hướng làm bài. Đề bài cho sẵn công cụ và công thức tính, thí sinh chỉ cần hiểu và áp dụng công thức để giải toán mà không cần phải ghi nhớ.

Đây là xu hướng ra đề hiện đại, giảm bớt sự ghi nhớ về mặt công thức mà coi trọng kiểm tra tính tư duy và kỹ năng đọc hiểu. Độ khó của câu hỏi này tương tự như năm 2020 - giai đoạn trước dịch Covid-19. Câu hỏi cũng không yêu cầu quá nhiều về kĩ năng đọc hiểu và phân tích đề bài.

- Bài 4: Là câu hỏi có tính thực tế,  thí sinh chỉ cần đọc kĩ và phân tích các dữ kiện của đề bài là có thể hoàn thành. Ngoài ra, từ các dữ kiện đã cho của đề bài, thí sinh cần lập luận chặt chẽ để rút ra được phép tính đúng, từ đó rút ra kết luận của bài toán.

- Bài 5: Đây là dạng bài thực tế có liên quan đến hàm số bậc nhất (tương tự bài 5 của đề thi năm 2022). Các dữ kiện đề bài đưa ra rất cụ thể và tường minh, vì vậy thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức về hàm số bậc nhất là dễ dàng tìm ra được kết quả của bài toán.

- Bài 6: Là bài toán về hình học không gian. Trong ý a, đề bài đã cho sẵn các công thức và thí sinh chỉ cần áp dụng đúng công thức là tìm ra kết quả. Tuy nhiên, ý b đòi hỏi học sinh cần đọc kĩ các dữ kiện, xác định chính xác các thông số và công thức cần áp dụng để tìm ra kết quả của bài toán.

- Bài 7: Đây là bài toán nhằm đánh giá khả năng đọc hiểu và tư duy logic của thí sinh. Tuy là một dạng bài không mới (giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình) với học sinh, nhưng để giải quyết được bài toán này, đòi hỏi thí sinh phải có tư duy rõ ràng, mạch lạc và khả năng phân tích, lập luận tốt.

- Bài 8: Đây là dạng bài quen thuộc liên quan đến tứ giác nội tiếp, các bài toán chứng minh vuông góc và thẳng hàng. 

Nhìn chung, cấu trúc đề thi năm 2023-2024 hướng đến đánh giá năng lực toàn diện của người học và có tính thời sự. Đề bài dài nhưng khá hợp lý. Đề thi đảm bảo về cấu trúc và độ khó của câu hỏi, phù hợp với thực tế học tập của học sinh và có độ phân hóa tốt.

Giáo dục

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.