10 năm thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW ở Hà Nội

Giúp chị em khẳng định vị thế

Trên hành trình xây dựng cuộc sống ấm no, nhiều hội viên Hội Phụ nữ của Thủ đô đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi. Với sự đồng hành, tận tình của cán bộ tín dụng chính sách, các chị đã làm đẹp thêm truyền thống ba đảm đang của người phụ nữ Việt Nam...

Từ chuyện của chị Điệp

Là hội viên phụ nữ Tổ dân phố 4, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, chị Hoàng Thị Điệp được biết đến như một tấm gương tiêu biểu trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả phát triển kinh tế gia đình. Với niềm đam mê nghề may, chị đã tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi để mở một cửa hàng may đo, tạo việc làm cho chị và hai lao động tại địa phương. Không chỉ giúp bản thân vượt qua khó khăn kinh tế, cơ sở may của chị còn góp phần cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân xung quanh.

Chị Hoàng Thị Điệp (áo đỏ) - gương điển hình trong sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Ảnh: H. Hiền
Chị Hoàng Thị Điệp (áo đỏ) - gương điển hình trong sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách. Ảnh: H. Hiền

Chị Điệp chia sẻ, trước đây, chị làm công nhân may của một phân xưởng may khá lớn với hơn 30 công nhân tại khu công nghiệp ở Chương Mỹ được hơn 3 năm nhưng ngày nào cũng đi làm xa, cộng với việc hay phải làm tăng ca buổi tối, không có thời gian quán xuyến việc học tập của các con và chăm sóc gia đình. Vì vậy, đến năm 2012, chị bàn với chồng nghỉ việc ở phân xưởng và mở cửa hàng may đo tại nhà.

"Đang lúc loay hoay thiếu vốn, tôi được hội phụ nữ phường tư vấn, giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay của NHCSXH quận. Ban đầu mức vốn vay chỉ có 20 triệu đồng, sau đó nâng lên 50 triệu đồng và hiện giờ, tôi đang vay NHCSXH quận Hà Đông 90 triệu đồng. Nhờ có nguồn vốn ưu đãi tôi đã sửa chữa cửa hàng, mua máy may, máy vắt sổ và đồ dùng, trang thiết bị để may đo, sửa chữa quần áo. Tôi cũng thường xuyên học hỏi, cập nhật các mẫu, thiết kế mới để may đo cho khách hàng nên cửa hàng lúc nào cũng đông khách. Thu nhập hàng tháng từ nghề may giúp tôi trang trải chi phí sinh hoạt gia đình và chăm sóc, nuôi dạy các con nên người", chị Điệp chia sẻ.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Điệp còn tích cực giới thiệu nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để các chị em hội viên phụ nữ tiếp cận, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các chị em muốn phát triển kinh tế, phấn đấu vươn lên thoát nghèo và ổn định đời sống.

Đến chuyện của chị Chung

Chị Tạ Kim Chung, hội viên phụ nữ chi hội Tổ dân phố số 6, phường Đồng Mai, quận Hà Đông cũng là một điển hình vượt khó làm giàu chính đáng được bà con rất yêu mến.

Chị tâm sự, ngày về làm dâu, gia đình chồng có đông anh chị em, có mẹ già sức khỏe yếu nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Mới đầu, anh chị cũng đi làm thuê tại các công ty, lương thấp, công việc vất vả, không có thời gian chăm lo cho gia đình. Cuộc sống càng khó hơn khi đứa con đầu lòng chào đời; mọi chi tiêu trong nhà chỉ trông vào nguồn thu nhập của chồng khi thì đi làm công ty và tranh thủ làm phụ hồ.

Thấy cuộc sống không thể tạm bợ, trông chờ vào việc đi làm thuê nên chị Chung bàn với chồng quyết định vay mượn mở cửa hàng tạp hóa nhỏ buôn bán tại địa phương để có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lại có thời gian để chăm sóc cho con cái, gia đình.

Với bản tính cần cù, chăm chỉ cùng với nhiệt huyết của người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, có sức khỏe, gia đình anh chị đã quyết tâm cùng nhau xây dựng nền tảng kinh tế với nguồn vốn của NHCSXH Hà Đông. Mới đầu, chị vay 50 triệu đồng, sau khi trả hết nợ, Tổ Tiết kiệm và vay vốn đã tin tưởng, bình xét cho vay lên 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm.

Sau khi được NHCSXH quận giải ngân, chị đã mạnh dạn đầu tư cửa hàng tạp hóa của mình như một siêu thị thu nhỏ, đầy đủ mọi mặt hàng; các sản phẩm được bày biện gọn gàng, khoa học, sắp xếp riêng theo từng khu vực, từng loại mặt hàng để người mua hàng dễ tìm thấy. Ngoài ra, nhờ áp dụng thành thạo công nghệ thông tin nên hoạt động của cửa hàng có nhiều thuận tiện, phát triển kinh doanh bán hàng online, thanh toán cả bằng phương thức truyền thống và quét mã QR, không dùng tiền mặt.

Chị Chung cho biết thêm, để có sự phát triển của cửa hàng là cả quá trình bản thân chị nỗ lực, không ngừng học hỏi, tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn do hội cấp trên tổ chức, hướng dẫn hội viên có kinh nghiệm, kiến thức khởi sự kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người dân, phù hợp với địa bàn. Hiện nay, cửa hàng của gia đình chị đã thu hút rất nhiều lượt khách tới mua và đang là một trong những cửa hàng tạp hóa to nhất trên toàn phường.

Nhờ tính cần cù, dám nghĩ dám làm, đảm đang, sáng tạo, việc kinh doanh buôn bán của gia đình anh, chị ngày càng phát triển, đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, nuôi dạy 3 con chăm ngoan học giỏi. Bên cạnh đó, anh chị cũng đã tạo được công ăn việc làm cho 4 lao động là hội viên và con em hội viên phụ nữ trong chi hội làm việc tại cửa hàng có nguồn thu nhập ổn định.

Và chuyện người đồng hành - Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Giám đốc NHCSXH quận Hà Đông Phạm Thị Liên cho biết, gánh trên vai sứ mệnh vì người nghèo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hơn 20 năm qua, chúng tôi luôn xác định thái độ phục vụ, trách nhiệm với người yếu thế là yếu tố quan trọng cần phải có trong mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của ngành.

Quả thật, không chỉ có các cán bộ của NHCSXH Hà Đông, mà các quận, huyện khác trên địa bàn Thủ đô đều thấm nhuần phương châm này. Vì thế, màu áo hồng đã trở nên thân thương với tất cả các hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách. Giữ họ, không đơn thuần là quan hệ ngân hàng - khách hàng mà là mối quan hệ mật thiết, anh em, tri kỷ. Cán bộ tín dụng vui với niềm vui của bà con khi họ thoát nghèo; trăn trở với chị em khi thấy họ chưa bứt phá...

Những câu chuyện của chị Hoàng Thị Điệp và chị Tạ Kim Chung là minh chứng sống động cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Họ không chỉ vượt qua nghịch cảnh mà còn góp phần lan tỏa tinh thần vượt khó, sáng tạo trong cộng đồng. Đây chính là động lực để nhiều phụ nữ khác mạnh dạn thay đổi cuộc sống, hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

Tính đến cuối tháng 11.2024, NHCSXH quận Hà Đông đang cho vay 6 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn 17 phường với dư nợ đạt trên 500 tỷ đồng; trong đó, chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và cho vay nhà ở xã hội chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Xã hội

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.