Giữ nét đẹp mừng tuổi đầu xuân

Theo các nhà nghiên cứu, lì xì ngày Tết xuất phát từ tầng lớp buôn bán. Sau một năm buôn may bán đắt, nhà buôn dành ra một phần lợi nhuận để biếu người già và cho trẻ nhỏ vào đầu năm mới.

Tục mừng tuổi đã trở thành nét văn hóa của người Việt từ xa xưa. Trong Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính viết: “Cúng gia tiên xong thì con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu, mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi. Khách tới chơi chúc Tết cũng được chủ nhà mừng tuổi hoặc ngược lại”.

Giữ nét đẹp mừng tuổi đầu xuân -0
Mừng tuổi đầu năm mới là phong tục đẹp, thể hiện sự yêu trẻ, kính già và ước mong một năm mới. Ảnh: TCCT

Theo nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Bùi Xuân Đính, lì xì ngày Tết thực chất xuất phát từ tầng lớp buôn bán. Sau một năm buôn may bán đắt, nhà buôn dành ra một phần lợi nhuận để biếu người già và cho trẻ nhỏ vào đầu năm mới. Bởi vậy, tiền mừng tuổi còn gọi là tiền "mở hàng", "phát vốn"…

Ở các vùng nông thôn xưa thường không có tục mừng tuổi, vì rất ít nhà buôn. Người lớn đến chúc Tết nhà ai, sau lời chúc gia chủ, thường xoa đầu đứa trẻ, chúc cho chúng năm mới hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Sau này, đời sống dân cư khá giả nên tục mừng tuổi mở rộng đến hầu hết gia đình, không chỉ trong nhà buôn.

Thông thường, tiền mừng tuổi được đặt vào chiếc phong bao nhỏ màu đỏ, là tiền mới. Số tiền không đặt nặng giá trị mà chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng cho hy vọng, may mắn, cát tường và thịnh vượng suốt cả năm. Cả người nhận và trao lì xì đều trao nhau sự vui vẻ ngày đầu năm mới, để trẻ em hay ăn chóng lớn, học giỏi, người già được mừng thọ, sức khỏe dồi dào.

PGS.TS Bùi Xuân Đính nhớ lại, thời xưa mừng tuổi hầu như chỉ có đồng 5 xu hoặc 1 hào, là đồng tiền có mệnh giá rất nhỏ chứ không phải tiền trăm, tiền triệu như bây giờ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, tiền mừng tuổi trong nhiều trường hợp cũng không đơn thuần thay cho những lời chúc tốt đẹp đầu năm, mà mừng tuổi đầu xuân còn ngầm chứa nhiều mục đích, toan tính cá nhân sâu xa.

Thực tế hiện nay còn có mừng tuổi bằng mã QR. PGS.TS Bùi Xuân Đính cho rằng, đứng trước hiện tượng này khó có thể đánh giá là tiêu cực hay tích cực. Tuy nhiên, sự tiện lợi thấy ngay được là người mừng tuổi không cần chuẩn bị tiền mới, phong bao, cũng không cần đến tận nhà mà vẫn mừng tuổi được cho người già, con trẻ.

Mặc dù tiện lợi nhưng với cách làm như vậy nét đẹp ngày xuân chưa hẳn trọn vẹn. Bởi lẽ, cùng với việc mừng tuổi, trao bao lì xì, người ta còn gửi gắm lời nhắn nhủ, động viên con cháu, chúc tụng người già… là những điều mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Chưa kể, việc mừng tuổi qua tài khoản cá nhân cũng khó tránh khỏi bị lợi dụng, trở thành nơi để trao đổi, buôn danh, lợi.

"Mừng tuổi đầu năm mới là phong tục đẹp, thể hiện sự yêu trẻ, kính già và ước mong một năm mới. Giữ tục mừng tuổi cũng là giữ nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, cần cởi bỏ những đắn đo nặng nhẹ về vật chất mà chú ý đến tính biểu trưng của tục mừng tuổi, để người tặng và người nhận đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong năm mới", PGS.TS Bùi Xuân Đính nói. 

Văn hóa

Gia đình phải thực sự là tổ ấm để trẻ em được phát triển, người già được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn: baodantoc.vn
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng gia đình văn hóa thực chất, không chạy theo thành tích

PGS.TS ĐẶNG THỊ HOA, Viện trưởng Viện Tâm lý học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng, trong bối cảnh đời sống hiện đại, định hướng xây dựng gia đình văn hóa có những điểm phải thay đổi, cập nhật. Các gia đình văn hóa được công nhận và vinh danh phải là những gia đình thực sự tiêu biểu.

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt
Văn hóa - Thể thao

Tìm hiểu Tết, thêm yêu tiếng Việt

“Tết là nhất - 100 từ vựng đầu đời” là cuốn sách từ vựng chủ đề ngày Tết được sáng tác bởi tác giả Thư Nhiên và minh họa bởi họa sĩ Thùy Cốm, mới được Crabit Kidbooks và Nhà xuất bản Hà Nội ra mắt, hứa hẹn sẽ là món quà năm mới ý nghĩa với trẻ nhỏ.

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc
Văn hóa - Thể thao

Cuộc gặp gỡ nghệ thuật đa màu sắc

Từ nét vẽ tinh tế trên giấy dó, đến những mảng màu rực rỡ, mang đậm nét văn hóa dân gian… mỗi tác phẩm như một câu chuyện riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân, đồng thời tạo nên một tổng thể hài hòa và giàu cảm xúc.

Từ khi thành lập, Quân đội ta luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân
Văn hóa

Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của Nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do, hạnh phúc của Nhân dân. Ngoài lợi ích của Nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác”.

Nghệ sĩ tài năng, hào hoa - nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ, xuất sắc
Văn hóa - Thể thao

Nghệ sĩ tài năng, hào hoa - nhà lãnh đạo văn nghệ thông tuệ, xuất sắc

PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương

Nguyễn Đình Thi là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam hiện đại, nổi trội ở sự thông tuệ, đa tài, xuất sắc, đặc sắc ở nhiều lĩnh vực, cả sáng tạo văn hóa và lãnh đạo văn hóa.

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa - Thể thao

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 18.12, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).