Trò chuyện đầu tuần

Giữ nét đẹp lễ hội truyền thống

Mùa lễ hội 2024 là năm đầu tiên thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Theo Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch NINH THỊ THU HƯƠNG, việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí là bước quan trọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống.

Thực hiện đồng bộ các nhóm tiêu chí

- Tháng 8.2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Theo bà, việc ban hành Bộ tiêu chí trong thời điểm này có ý nghĩa như thế nào?

- Để phát huy hiệu quả công công tác xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, ngày 3.8.2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Đây được xem là bước quan trọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội truyền thống ở địa phương; khuyến khích, định hướng và thúc đẩy các địa phương, Ban Tổ chức lễ hội tăng cường chất lượng quản lý lễ hội truyền thống; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương

Áp dụng Bộ tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa là mục tiêu chuẩn hóa việc xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, vừa là công cụ, thước đo đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Thông qua đó, các địa phương xây dựng môi trường lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa trong đời sống xã hội; từng bước loại bỏ những hủ tục; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, du khách khi tham gia lễ hội; bảo đảm mùa lễ hội năm 2024 văn minh, an toàn, tiết kiệm.

- Mùa lễ hội 2024 là năm đầu tiên thực hiện Bộ tiêu chí. Xin bà cho biết việc hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ra sao để đạt được các mục tiêu đặt ra?

- Để Bộ tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả cho mùa lễ hội năm 2024, ngày 15.8.2023, Cục Văn hóa cơ sở đã ban hành Văn bản số 741/VHCS-QLHĐNSVH đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai Bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội địa phương; thí điểm, nhân rộng mô hình tổ chức lễ hội bảo đảm thực hiện Bộ tiêu chí được triển khai hiệu quả; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội, người dân và du khách về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh khi tham gia lễ hội.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Văn hóa cơ sở, các địa phương đều đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiên cứu, áp dụng triển khai tổ chức các lễ hội trên địa bàn và hàng năm có báo cáo, đánh giá để điều chỉnh kịp thời.

-  Trong 9 nhóm tiêu chí được nêu ra, theo bà, nhóm tiêu chí nào cần được đặc biệt quan tâm để giữ gìn nét đẹp truyền thống của lễ hội, tạo ra những không gian ý nghĩa để mỗi người dân được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, thêm yêu nguồn cội, quê hương?

- Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống có 9 tiêu chí chung, với 44 tiêu chí cụ thể đã bao quát được các nội dung trọng tâm trong công tác quản lý và xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống ở nước ta hiện nay… để các địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện. Nội dung của các tiêu chí đã quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; Ban Tổ chức lễ hội; cơ sở cung ứng dịch vụ và người tham gia lễ hội.

Do vậy, để giữ gìn nét đẹp truyền thống của lễ hội, tạo ra những không gian ý nghĩa cho người dân, theo tôi, các nhóm tiêu chí phải được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy hiệu quả vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, ban tổ chức lễ hội, cơ sở cung ứng dịch vụ và cả người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của lễ hội.

Các lễ hội truyền thống diễn ra chủ yếu sau Tết nguyên đán - Ảnh: Hoàng Quyên
Các lễ hội truyền thống diễn ra chủ yếu sau Tết Nguyên đán. Ảnh: Hoàng Quyên

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu

- Với hơn 8.000 lễ hội trên khắp cả nước và phần lớn lễ hội diễn ra vào mùa xuân, việc phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý tổ chức lễ hội, tránh tình trạng lộn xộn, phản cảm như các năm trước đã được triển khai ra sao, thưa bà?

- Nhằm tăng cường công quản lý và tổ chức lễ hội dịp đầu Xuân 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 5833/BVHTTDL-VP ngày 29.12.2023 và Cục Văn hóa cơ sở có Công văn số 70/VHCS-NSVH ngày 24.1.2024 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Giáp Thìn 2024, gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nội dung các văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp quản lý.

Các đơn vị chức năng, các cấp chính quyền cơ sở xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, an toàn sông nước đối với hoạt động lễ hội, thể thao, du lịch; bảo đảm hoạt động lễ hội được tổ chức trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí…

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hướng dẫn kịp thời, chủ động của các bộ, ngành trung ương và sự nghiêm túc của các địa phương trong thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29.8.2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội và Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, chúng tôi tin tưởng rằng công tác quản lý và tổ chức lễ hội ngày càng nền nếp, khoa học, văn minh, hiệu quả, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Xin cảm ơn bà!

Ý kiến bạn đọc

Văn hóa - Thể thao

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á
Du lịch - Thể thao

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á

Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải và Đỗ Duy Mạnh đã chính thức được Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) lựa chọn vào đội hình Đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars). Đội hình này sẽ tham dự trận giao hữu đặc biệt với CLB Manchester United, diễn ra ngày 28.5 tại SVĐ Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.