"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Gìn giữ bản sắc làng nghề

Dịp cuối năm, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi về thăm làng nghề hương xạ thôn Cao (thành phố Hưng Yên) - một trong những làng nghề cổ và có tiếng của tỉnh Hưng Yên; bước chân đến đầu làng, mùi hương thuốc bắc đã thoang thoảng, bao trùm. Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống thôn Nguyễn Như Khanh vui vẻ cho biết: mùi hương này được tổng hợp từ bột 36 - 40 vị thuốc bắc nguyên liệu là thảo dược như: quế chi, hoàng đàn, hồi, hương bài, đinh hương, cam thảo... Làng nghề hương được hình thành vào thế kỷ XVIII, đến nay đã được hơn 300 năm; bà Đào Thị Khương, người con gái tài sắc của làng lấy chồng xa xứ đã học được nghề làm hương xạ, khi trở về quê truyền lại cho dân làng và hình thành một làng nghề truyền thống. Từ đó đến nay, nghề làm hương nhang ở thôn Cao vẫn được cha truyền con nối, ngày càng khẳng định được thương hiệu và bản sắc.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao. Ảnh: T. Bình
Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao. Ảnh: T. Bình

Theo ông Khanh, làng được gắn với cái tên hương xạ do mỗi sản phẩm hương nhang đều được sản xuất với đầu vào là dược liệu quý từ thiên nhiên có công dụng trong y học, có tác dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe người sử dụng; toàn bộ sản phẩm làng nghề đều là hương sạch được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại.

Tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề

Theo lời kể của người dân làng nghề hương xạ thôn Cao, trước đây, nghề làm hương rất vất vả, phương thức thủ công, lăn bột nhang bằng tay nên chất lượng sản phẩm thấp, lại tốn nhiều thời gian. Sản phẩm được người dân làm lúc bấy giờ chủ yếu là nhang đậu tàn - nhang quăn. Quy trình làm sản phẩm trước đây phải mất 4 - 5 tháng từ khâu chọn nguyên liệu làm tăm hương, ngâm nguyên liệu, rồi phơi nắng và chẻ tăm hương bằng tay. Nay, người dân đã biết tận dụng các máy móc hiện đại nên các khâu sản xuất hương nhang cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.

Trải qua gần 300 năm hình thành và phát triển làng nghề, hiện nay thôn Cao có trên 100 hộ làm nghề với trên 500 lao động thường xuyên; số hộ tham gia Hội làng nghề truyền thống đã lên 90 hộ, chiếm 80% số hộ tham gia sản xuất nhang hương tại làng nghề.

Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống thôn Cao Nguyễn Như Khanh cho biết: hiệu quả sản xuất nhang bằng máy gấp 5 lần so với trước đây, đồng thời dễ làm, không còn vất vả như trước; nếu chăm chỉ, ngoài công việc gia đình, cũng kiếm thêm khoản thu nhập ổn định khoảng 100.000 - 200.000 đồng/ngày/người. Nghề làm nhang đã góp phần rất lớn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhàn rỗi.

Theo anh Nguyễn Như Thành, chủ cơ sở sản xuất hương thảo mộc Tâm Nguyên, từ khi áp dụng máy móc vào sản xuất nhang, các quy trình sản xuất hương nhang của cơ sở nhà anh thuận lợi và năng suất hơn. Đơn cử, có máy sấy nhiệt đã giúp chất lượng hương được nâng cao, tránh việc ẩm mốc gây mùi gãy các sản phẩm hương. Quy trình sản xuất hiện đại và tự động hóa giúp tăng cường hiệu quả và đồng đều chất lượng sản phẩm, bảo đảm mỗi sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn mà cơ sở đặt ra. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần tự nhiên và công nghệ sản xuất tiên tiến đã giúp các sản phẩm của cơ sở được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.

Được biết, để tiếp tục bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống làm hương thôn Cao, địa phương đã và đang triển khai nhiều chương trình lồng ghép, tích cực truyền dạy bí quyết gia truyền pha chế nguyên liệu thảo mộc làm hương xạ cho thế hệ trẻ; hướng cho thế hệ trẻ phát triển nghề truyền thống trên con đường hội nhập trên cơ sở bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống phải kết hợp chặt chẽ với các loại hình du lịch làng nghề, du lịch sinh thái. Cùng với đó, không ngừng mở rộng thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài; tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề…

Theo đó, cùng với bán trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng hoặc bán cho các thương lái, cửa hàng, đã có nhiều hộ sản xuất nhang lập các tài khoản mạng xã hội, tham gia các cửa hàng trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử để quảng bá cũng như bán sản phẩm; anh Phương - mối buôn hương tại Hà Nội cho biết: do chất lượng hương thôn Cao rất tốt và thơm nên khách hàng của tôi quay lại mua khá đông, nhất là khi tôi sử dụng công nghệ hỗ trợ vào việc bán hàng nên gần như tháng nào tôi cũng xuống đây để mua hàng. "Việc bán trên sàn thương mại điện tử vừa giảm chi phí nhân lực, thuê mặt bằng; bên cạnh đó, người bán có thể xuống cơ sở sản xuất và livestream để khách hàng có thể thấy được quy trình sản xuất. Đây cũng được coi hình thức quảng bá hình ảnh làng nghề tới mọi người", anh Phương cho biết.

Chỉ còn không lâu nữa tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, những ngày Tết sẽ không thể thiếu được mùi thơm của những nén hương xạ đầy dư vị; góp phần vào những cung bậc cảm xúc ấy hẳn có những nén hương xạ được làm từ những bàn tay tần tảo của người dân thôn Cao.

Trên đường phát triển

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.